Nhiều chuyên gia nhận định: chỉ những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh mới trụ vững trước các cú sốc thị trường. Một trong những thương hiệu điển hình đã ghi dấu ấn thành công trong bối cảnh phức tạp hiện nay, chính là Techcombank với sự bứt tốc phát triển dựa trên 3 trụ cột vững chắc: Chiến lược khác biệt; mô hình kinh doanh “rủi ro thấp, lợi nhuận cao”; và nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc.
Mọi thứ đều có thể bị sao chép, trừ văn hóa doanh nghiệp
Franklin Covey – Tổ chức tư vấn và đào tạo hàng đầu của Mỹ nhận định: “Nếu chiến lược là hạt, thì văn hóa là đất. Nếu đất tốt thì hạt sẽ nở hoa, dù hạt có tốt đến mấy nhưng đất (văn hóa) không tốt thì chiến lược cũng khó có thể thành công…”.
Văn hóa là nền tảng, mà khi nền vững thì các chiến lược đưa ra mới có thể thực thi và có hiệu quả mạnh mẽ, bền vững lâu dài. Trong thời đại công nghệ 4.0, không chỉ là bản sắc riêng, văn hóa doanh nghiệp còn là năng lực cạnh tranh độc quyền của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình, cho đến bí quyết công nghệ…, chỉ trừ một thứ duy nhất không thể sao chép hay được, đó chính là văn hóa doanh nghiệp.
Techcombank, có thể nói, là một hiện tượng trong ngành ngân hàng khi trong vài năm qua đã có những bước phát triển bứt tốc, vượt qua những thách thức để vững bước vào “Top 3 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam” và là “Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy tín nhất”.
Nhiều lần chia sẻ với báo chí, các lãnh đạo cấp cao của Techcombank đều khẳng định và nhấn mạnh đến yếu tố văn hoá doanh nghiệp cùng sức mạnh đoàn kết của bộ máy hoạt động là nhân tố góp phần tạo ra bước tiến phát triển thần tốc. Đó là lý do mà Techcombank trong hơn 10 năm qua đã không ngừng xây dựng, phát triển và tiếp tục thực hiện chuyển đổi văn hoá tổ chức trở thành văn hóa “mạnh và hiệu quả” với những giá trị cốt lõi và chuẩn mực hành vi được lựa chọn, tạo nền tảng cho việc thực thi chiến lược thành công.
Tạo môi trường làm việc hiệu quả, tăng sự gắn kết của cán bộ nhân viên cũng là ưu tiên của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Cụ thể, chỗ làm việc theo phong cách “Agile” đã được bắt đầu đưa vào áp dụng tại Techcombank Agile Center ở 119 Trần Duy Hưng và tại Hội sở chính 191 Bà Triệu.. “Thiết kế Agile giúp tối ưu diện ích và tạo ra sự kết nối mở giữa các nhân viên, qua đó khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm và giúp cán bộ nhân viên đạt được hiệu quả cao hơn”, chị Nguyễn Thu Trà - Giám đốc Cty Sao Thủy, phụ trách thiết kế tiện ích tòa nhà Techcombank Agile Center - chia sẻ.
Những năm qua, với định hướng đúng đắn - “Văn hóa tổ chức là nền tảng trong mọi hoạt động” và sự quyết liệt trong thực thi, làm gương, lan tỏa của Ban lãnh đạo Ngân hàng, “chiến thuyền” Techcombank đã vượt qua nhiều sóng gió, tiếp tục bước vào giai đoạn mới.
Theo đánh giá xếp hạng của báo cáo VnReport, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, Techcombank đã giữ vững vị trí “Top 3 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam 2020” cùng Vietcombank và Vietinbank, đồng thời tiếp tục được bình chọn là “Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín nhất 2020”.
Tháng 7/2020, Techcombank xuất sắc vượt qua 308 hồ sơ của các doanh nghiệp và tổ chức trong nước tham dự chương trình tuyển chọn, đánh giá độc lập của HR Asia để giành giải “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”.
Chỉ số sức khoẻ doanh nghiệp: Top 25% ngân hàng Đông Nam Á
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, cách tiếp cận văn hóa nội bộ của Techcombank rất khác biệt. Đến hiện tại, Techcombank lọt vào top 25% Ngân hàng đứng đầu Đông Nam Á về chỉ số OHI. Bên cạnh đó, nhờ chiến lược tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa đội ngũ cán bộ nhân viên, năm 2019, chỉ số EES của Techcombank tăng mạnh trên mọi khía cạnh so sánh với 2017 và vượt trội hơn với 4 nhóm so sánh: Ngân hàng, Tổ chức có hiệu quả cao, Việt Nam và ngành 1. Chỉ số “Niềm tin vào lãnh đạo” và “Cơ hội phát triển” tại Techcombank cao hơn đáng kể, với khoảng 20% so với các ngân hàng khác.
"Tôi cho rằng, một thương hiệu muốn thành công cần khơi dậy sự tự hào và gắn kết của cán bộ nhân viên, bên cạnh chế độ đãi ngộ, các chương trình đào tạo và hệ thống vận hành chuyên nghiệp. Ở Nhật Bản, các ngân hàng gắn chế độ phúc lợi xứng đáng, với các giá trị xã hội và văn hóa doanh nghiệp mạnh để thu hút nhân sự xuất sắc. Đây là điều mà Techcombank đã làm được và đang phát huy", TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay.
Kết quả của sự kiên trì trong tạo lập văn hoá doanh nghiệp cũng như tinh thần sẵn sàng đổi mới, chuyển đổi văn hoá phù hợp với thực trạng hiện tại là nền tảng để Techcombank tiếp tục đặt ra những mục tiêu cho lộ trình mới. Techcombank xác định tập trung chiến lược xây dựng môi trường làm việc hàng đầu Châu Á, thu hút đội ngũ nhân sự xuất sắc đến từ thế giới và trong nước. Chiến lược “Nhân sự xuất sắc” này giúp nhà băng thu hút những ngôi sao sáng tham gia vào bộ máy đang hoạt động trong guồng chuyển động nhanh và hiệu quả..
Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế Techcombank đạt 6.700 tỉ đồng và doanh thu ở mức 11.800 tỉ đồng, tăng lần lượt 19% và 30% so với cùng kỳ năm 2019 và tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu 19 quý liên tiếp. Với kết quả đạt được này, Techcombank xác định có đủ khả năng để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 13.000 tỷ đồng trong năm 2020 và được dự báo sẽ soán vị trí “quán quân” lợi nhuận trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Techcombank còn được các tổ chức uy tín vinh danh như the Asian Banker, the Asia Banking.
Bà Nguyễn Ngọc Duệ, Phó Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực Techcombank đã chia sẻ tại lễ trao giải HR Award rằng: “Với cách tiếp cận lấy nhân viên làm trung tâm, tạo dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh và hiệu quả, hơn 11.000 Techcomers đã và đang cùng nhau xây dựng nên môi trường làm việc gắn kết, cùng nhau đi xa hơn trên hành trình “Vượt trội hơn mỗi ngày”, để tạo điều kiện cho người dân Việt Nam hiện thực hóa ước mơ của mình thông qua những dịch vụ và giải pháp tài chính phù hợp nhất”.
PV