Hà Tĩnh: Ép dân trồng giống mới, mất mùa…đổ vạ cho dân

Google News

Chỉ vì đưa giống lúa P290 theo yêu cầu của chính quyền địa phương mà nhiều người dân ở đang đứng trước nguy cơ đói ăn.

- Chỉ vì thực hiện theo sự "ép buộc" của chính quyền xã trong việc đưa giống lúa P290 (Trà Trung) vào sản xuất mà nhiều người dân ở một số xã thuộc huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh) đang đứng trước nguy cơ đói ăn.
Một người dân ở xóm Mỹ Yên "dính" bực bội vì giống lúa mới
Một người dân ở xóm Mỹ Yên "dính" bực bội vì giống lúa mới

 
Chọn giống thay người dân

Điển hình cho những xã buộc người dân phải sử dụng giống lúa này trong vụ đông- xuân rồi dẫn đến mất mùa là xã Xuân Lộc.

Từ những thông tin được người dân phản ánh, chúng tôi đã trực tiếp xuống xã Xuân Lộc, rồi ra tận những cách đồng nơi bà con đang hỳ hục cày, cấy chuẩn bị cho vụ hè- thu để tìm hiểu.

Ông Từ Hữu Ninh, xóm Văn Cự bức xúc: "Nhà tôi làm 7 sào, đều sử dụng giống P290, mua thóc gióng từ xã. Sau khi thu hoạch xong năng suất của loại giống mà xã "bán cho" chỉ đạt 1,3 tạ/sào. Nếu đem so sánh loại giống này (P290-PV) với giống IR 1820 thì loại này không bằng một nửa. Mấy hôm ra đồng gặt lúa, nhìn những thửa ruộng rộng thênh thang mà bông lúa  cứ xẹp lép nên bực lắm chú ơi".

Được năng suất "đạt’ 1,3 tạ / sào như gia đình ông Ninh cũng xem như đã quá may. Từ thực tế chúng tôi đi tìm hiểu thì hầu hết những gia đình sử dụng loại giống này hầu như đều mất trắng.

Dừng đừng bừa đang làm dở giữa ruộng, bà Đậu Văn Bình kể vanh vách cho chúng tôi về những những gia đình chịu thiệt hại nặng nề khi sử dụng giống lúa P290 từ thóc gióng của xã gồm: Lê Thị Nữ, Đậu Công Liêu, Đậu Tiến, Đậu Công Lý ở xóm Mỹ Yên.
 
Bê cả bì lúa ra giữa sân cho chúng tôi xem bà Lê Thị Nữ ngao ngán: "Vụ đông- xuân gia đình tôi làm 6 sào, 9 thước. Trong đó có 2 sào tạp dao cho năng suất 2 tạ/ sào, 2 sào PC6 tuy cho năng suất thấp nhưng cũng được 1,3 tạ/ sào. Riêng 2 sào P290 mà xã bán thóc giống cho chúng tôi để sản xuất thì mất trắng hoàn toàn. Ngược lại với 9 thước cấy lúa IR 1820 thì chúng tôi được năng suất trên 1,2  tạ. Tuy nhiên loại giống này đã bị xã ra sức cấm đoán".

Bà Lê Thị Nữ: " Lúa P290 mua thóc giống từ xã với giá 5000đồng/ kg cho năng suất là xẹp lép và đen nhẻm thế này đây"
Bà Lê Thị Nữ: " Lúa P290 mua thóc giống từ xã với giá 5000đồng/ kg cho năng suất là xẹp lép và đen nhẻm thế này đây"


Khi được hỏi giống lúa P290 được xã bán cho dân làm thóc giống với giá 5000đồng/ 1kg được nhập về từ Cty giống nào thì tất cả người dân nơi đầy đều cho biết là do xã mua… thóc ăn từ một số hộ dân rồi đem bán làm thóc giống.

Trong khi người dân ở những nơi khác đã hoàn thành xong việc gieo cấy cho vụ hè - thu thì một số người dân ở xã Xuân Lộc vẫn chưa thu hoạch xong vụ đông - xuân mà theo họ là do những diện tích đó cho năng suất thấp nên không thèm gặt.

Ông nói xuôi, ông nói ngược…

Trong khi đó, ông Lê Công Quý- Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc vẫn hồn nhiên trả lời: "Trong vụ đông - xuân vừa rồi diện tích gieo cấy giống P290 chiếm trên 30 % diện tích lúa của toàn xã. Năng suất loại giống này cho thuc hoạch khá cao. Ước chừng đạt từ 2,7 đến 3 tạ/ sào?!”

Tuy nhiên, ông Phan Văn Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc khẳng định: "Việc người dân xã Xuân Lộc phản ánh giống P290 trong vụ đông- xuân vừa rồi cho năng suất kém là đúng. Khi nghe họ phản ánh tôi cũng đã xuống tận người dân để xác minh. Tuy nhiên, những hộ này khi chọn giống là họ tự mua lại trong dân với nhau chứ không phải mua từ xã. Những giống được họ đưa vào sử dụng là thóc ăn từ dân nên đã biến chất là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp".
 
Theo thông tin chúng tôi có được, một số địa phương khác trên địa bàn huyện này cũng xảy ra hiện tượng tương tự.

Hà Long Nhi

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

đậu thị thủy -

đậu thị thủy
<p>bữa có về gặt cho mẹ thấy có giống lúa gì mà toàn dẹp (hạt lép) hỏi mẹ thì mẹ nối là giống của đội.hì lúc tôi òn ở nhà xã cũng đã có cho trồng thủ nghệm giống gì đó (gọi chung là giống của đội) cũng toàn dẹp rồi.Hỏi mẹ giông của đội thì phải chất lượng hơn chứ sao lại dởm hơn cả giống của người dân tự làm vậy?mà nhiều lần làm giống của đội đã k đạt năng suất sao mẹ còn làm?mẹ nói : người ta ép làm chứ mẹ đâu có chọn.Bó Tay với các cán bộ xã,đặc biệt là những cán bộ làm bên lĩnh vực nông nghiệp .Lại còn chuyện dân k bán dc lúa hoạc có bán dc thì giá lúa rất thấp.nếu tính chi phí công sức,giống,cày,tuốt,thuế,phân thì làm ruộng chịu lỗ rất lớn...hỏi làm gì cho cha mẹ bớt khổ?chính quyền phải làm gì đi chứ?nhà nước phải có chính sách gì đi chứ?</p>

Hiển thị thêm bình luận