2 chuyên gia Australia Paul Dibb và John Lee - nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Chiến lược Quĩ Kokoda nhận định: “Khi xem xét những nhân tố làm nên sự phát triển tiềm lực quốc gia của Trung Quốc và khả năng sử dụng những tiềm lực đó để đạt được các mục tiêu của nước này, những dự đoán về một siêu cường Trung Quốc với khả năng làm chủ châu Á sẽ là quá sớm, nếu không muốn nói là không thể xảy ra”.
Lí lẽ rằng Trung Quốc hiện đã là sức mạnh vượt trội ở châu Á dựa trên sự tăng rưởng kinh tế và tiềm lực quân sự của nước này là không hợp lý, theo như 2 chuyên gia Australia Paul Dibb và John Lee.
Họ tin rằng vẫn có những giới hạn trong nền kinh tế Trung Quốc, cùng với đó là sự thiếu quan hệ song phương và tiềm lực quân sự Trung Quốc chưa đủ mạnh để khiến nước này trở thành một quốc gia có nền kinh tế-chính trị hàng đầu có thể gây ảnh hưởng đến cả khu vực trong thời gian sắp tới.
|
Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa |
Ông Vishnu Varathan, nhà kinh tế cấp cao của ngân hàng Mizuho, nhận định: “Trung Quốc là một thế lực lớn, nhưng không phải là thế lực có thể làm chủ khu vực và thế giới".
Nền kinh tế không năng suất
Mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc ở mức 7% có thể là thấp trong kế hoạch 5 năm, nhưng vẫn làm nhiều nước phải ghen tị. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự suy giảm tính năng suất là một trong những biểu hiện khiến Trung Quốc không thể duy trì đà tăng trưởng như hiện tại.
Theo bản điều tra, “Tỉ lệ vốn-lãi của Trung Quốc năm 2012 ước tính là 5,5:1, tức là cứ với 5,5 USD tiền vốn thì mới làm ra chỉ 1 USD tiền lãi. Theo lý luận kinh tế và kinh nghiệm phát triển của nhiều nước Đông Nam Á khác thể hiện, tỉ lệ vốn-lãi như vậy cho thấy một sự lãng phí rất lớn và một nền kinh tế không ổn định sử dụng vốn không hiệu quả.
|
Nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái |
Các chuyên gia khác về Trung Quốc cũng đồng ý rằng: “Với một nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc, hiệu quả sử dụng vốn đã giảm quá nhiều. Điều này xảy ra chủ yếu trong 10 năm trở lại đây, thể hiện vấn đề về tính hiệu quả trong chiến lược phát triển của Trung Quốc”.
Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không thể có được bước nhảy vọt từ nước có thu nhập trung bình để trở thành một nước có thu nhập cao – một điều kiện cần cho một quốc gia muốn làm chủ - trừ khi nước này cải thiện chất lượng sống cho người dân.
Để đạt được điều đó sẽ cần đến sự phân phối nhiều vốn nhà nước hơn cho các các công tác xã hội như an ninh hay trợ cấp thất nghiệp, cũng như chăm sóc sức khỏe, vốn chỉ chiếm làn lượt 10.5% và 6.1% ngân sách Trung Quốc năm 2014.
Thổi phồng sức mạnh quân sự
Quốc phòng Trung Quốc đang nhận được phần tài chính công lớn, gần 15% ngân sách của nước này năm 2014, nhưng 2 chuyên gia Paul Dibb và John Lee lại tin rằng Trung Quốc sẽ không trở thành cường quốc quân sự cho đến khi nước này có thể đưa ra những hành động mang tính quyết định trên quy mô thế giới.
Ông Paul Dibb và John Lee nhận định: “Mặc dù Trung Quốc đã phát triển tiềm năng quân sự để khiến cho Quân đội Mỹ khó tiếp cận nước này hơn , nhưng thật sự Bắc Kinh vẫn chưa thể thực hiện một sự ngăn chặn quân sự hoàn toàn đối với Đài Loan hay nỗ lực trong cuộc chiến tổng lực nhằm xâm chiếm hòn đảo này”.
Kết quả từ việc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở Hoa Đông và phần lớn các nước Đông Nam Á ở Biển Đông đó là Trung Quốc gần như không có đồng minh ở châu Á. Một bản báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Pew trước đó cho thấy phản ứng của 5 trong số 8 nước châu Á có cái nhìn rất thiếu thiện chí đối với Trung Quốc. Điều này đã làm giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh và khả năng sử dụng quyền lực trong khu vực.
Ông Varathan cũng đồng ý rằng: “Trung Quốc không có được sức mạnh cuốn hút mà một nước làm chủ châu Á phải có, nước này vẫn đang phải cố gắng để tìm kiếm sự hợp tác và đầu tư trong khu vực”.
Phong Đức