Mỹ cố ý làm trầm trọng vụ nghe trộm của Đức?

Google News

(Kiến Thức) - Mỹ dùng việc Đức nghe trộm bà Hillary Clinton và ông Jonh Kerry để trả đũa vụ quốc gia này sau hàng loạt scandal tình báo.

Mỹ cáo buộc Đức đã có thái độ đạo đức giả khi cho rằng Cục Tình báo Nước ngoài của Đức (BND) đã đặt máy nghe trộm bà Hillary Clinton và ông Jonh Kerry,làm gia tăng căng thẳng giữa Berlin và Washington.
Đài truyền hình Iran dẫn lời Scott Rickard,1 cựu nhân viên tình báo Mỹ: “Đây không phải là những lí lẽ tương tự người Đức dùng để phản bác lại NSA (cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ). Lượng thông tin tình báo từ nghe trộm của NSA là nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới”.
Mỹ cáo buộc Đức nghe trộm điện thoại của bà Hillary Clinton.
Phía BND thì kiên quyết khẳng định rằng những cuộc điện thoại vệ tinh của cựu và quyền Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong năm 2012 và 2013 bị can thiệp hoàn toàn do vô tình. Ông Scott giải thích “Đây chỉ là những lỗi nhỏ xảy ra khi bà Clinton và ông Kerry ngồi trên máy bay sử dụng cùng tần số với các mục tiêu cụ thể khác tại vùng giao tranh và đã vô tình được ghi lại,ngay sau khi bị phát hiện chúng đã bị xóa.”
Dù BND khẳng định đoạn ghi âm cuộc hội thoại của ông Kerry đã bị xóa bỏ ngay lập tức nhưng còn cuộc điện thoại của bà Clinton thì chưa. Đáng ngạc nhiên là chuyên gia tình báo được lệnh xóa bỏ đoạn ghi âm của bà Clinton là Markus. R - 1 điệp viên 2 mang làm việc cho Mỹ và có thể hắn đã gửi bản ghi âm đó cùng với vài tài liệu nhạy cảm khác của BND về Mỹ.
Mỹ đã sử dụng vụ việc này như 1 con át chủ bài trong mối quan hệ vốn đã không mấy tốt đẹp với Đức và coi nó như 1 ví dụ cho sự đạo đức giả của người Đức trong vụ scandal gián điệp mới đây của NSA. Trong vụ scandal này, bà Merkel nhấn mạnh: "Cài gián điệp giữa những nước bằng hữu là 1 điều không thể chấp nhận".
Hai vụ việc tình cờ này không thể so sánh với hệ thống gián điệp trên khắp thế giới được tổ chức bởi NSA. Sau sự phanh phui các hoạt động tình báo của NSA tại Đức của Edward Snowden, Berlin cũng đã lật tẩy 1 điệp viên 2 mang của Mỹ làm việc trong cơ quan tình báo nước ngoài của Đức vào tháng 7 năm nay. Theo hãng truyền thông Deutsche Welle,đối tượng này đã chuyển khoảng 218 tài liệu mật cho NSA. Sự cáo buộc lẫn nhau này đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Đức,Mỹ.
Phong Đức