Toàn cảnh làn sóng ly khai khỏi Tây Ban Nha của Catalan

Google News

(Kiến Thức) - Những vấn đề xung quanh việc người dân xứ Catalan đòi quyền ly khai và tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha.

Cả thế giới đang dồn sự chú ý về Scotland, khi vùng đất này đang chưng cầu dân ý bắt buộc để tách khỏi Liên hiệp Anh (LHA). Nếu kết quả trưng cầu dân ý là "Có", Scotland sẽ rời khỏi LHA sau một thời gian đàm phán.
Một diễn biến khác còn có phần phức tạp và dễ bùng nổ hơn đang dần hiện hữu tại Tây Ban Nha, khi xứ Catalan (bao gồm Barcelona) đang dự định bỏ phiếu vào hôm 9/10 về việc có tách khỏi Tây Ban Nha hay không. Tuy vậy cuộc bỏ phiếu này lại không nhận được sự cho phép của chính quyền Tây Ban Nha khi cho rằng nó hoàn toàn bất hợp pháp.
Sau đây là một cuộc trao đổi với Matthew Bennett, biên tập viên tờ nhật báo Spain Report chuyên đăng về thông tin hàng ngày, phân tích các sự kiện chinh trị và kinh tế của Tây Ban Nha.
- Tại sao có nhiều người Catalonia ủng hộ việc ly khai?
Hiện tại có 4 nguyên nhân chính cho việc này. Đầu tiên là vì thất bại trong việc thỏa thuận Hiến pháp mới dành cho Catalonia đối với Tây Ban Nha trong những năm 2000. Năm 2006, Quốc hội Catalan ban hành Quy chế mới và Thủ tướng lâm thời, ông Zapatero đã tuyên bố ủng hộ điều này ở cấp quốc gia. Thế nhưng Đảng bảo thủ của Tây Ban Nha, vốn là phe đối lập lúc đó, đã ngay lập tức đệ trình luật mới lên Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha (tương đương với Tòa án Tối cao), sau đó được thông qua năm 2010, khiến cho hàng triệu người đi biểu tình ở Barcelona.
Người dân xứ  Catalan biểu tình ủng hộ ly khai khỏi Tây Ban Nha.
Thứ hai là vì khủng hoảng kinh tế. Trong cùng một khoảng thời gian đó, cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra và vẫn tiếp diễn ở Tây Ban Nha. Đang có những tranh luận về kinh tế cả trung và dài hạn trái chiều về một Catalonia độc lập sẽ thành công như thế nào, nhưng ở thời điểm này, nhiều người ủng hộ sự độc lập của Catalan hoàn toàn tin tưởng rằng họ có thể xây dựng một nền kinh tế thành công theo một chừng mực nào đó sau khi ly khai, và thậm chí là phát triển hơn, nếu nhìn vào việc Madrid đã điều hành nền kinh tế tồi tệ như thế nào từ năm 2008.
Thứ ba là, lợi thế đáng kể khi có quốc tịch Catalan so với quốc tịch Tây Bn Nha. 10 năm trước, trước khi có cuộc khủng hoảng , dự án Tây Ban Nha là một ý tưởng rất thực tế, tích cực thu hút hàng triệu người nhập cư đến đây khởi nghiệp, tập trung vào việc tăng cường xây dựng. Cái thời đó giờ đây dã không còn, và Tây Ban Nha vẫn còn nhiều vấn đề mang tính lịch sử với bản sắc của dân tộc. Những nhà dân tộc học người Catalan, mặt khác, đã phát triển một bản sắc mạnh mẽ, độc đáo hơn.
Cuối cùng là sự phủ định quả quyết của chính phủ do Đảng Bảo thủ đứng đầu. Với cùng cách thức mà nhiều người Scotland đang bị thuyết phục đồng ý bởi sự hoang mang và cấm đoán mà những chính trị gia của Điện Westminster gây ra, chính phủ bảo thủ của ông Rajoy tại Madrid luôn giữ lập trường phủ định rất vững vàng từ những ngày đầu, kể cả việc không cho phép một cuộc bỏ phiếu. Điều này khiến cho nhiều người hoài nghi và ủng hộ cuộc ly khai.
- Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 9/10?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chuyện sẽ xảy ra trong hiện tại và tương lai. Nếu lắng nghe những ý kiến từ Thủ tướng thứ Nhất của Catalan, ông Artur Mas và đồng minh tại Quốc hội của ông, ông Junqueras, thì theo ông những điểm bỏ phiếu sẽ được thành lập, hòm phiếu sẽ được đăng kí và sẽ có một cuộc bỏ phiếu cho sự độc lập của Catalonia, như chính quyền Catalan đã hứa với cử tri Catalan. Còn về phía ông Rajoy và Madrid, sẽ không có bất kỳ một hình thức bỏ phiếu nào vào ngày 9/10 vì nó là bất hợp pháp, và vì vậy bất kì ai tổ chức cuộc bỏ phiếu sẽ bị bắt và kết tội vì hành vi trái pháp luật, xúi giục nổi loạn và nổi loạn.
Vị trí xứ Catalan (màu đỏ) trên bản đồ. 
Cũng có một phương án khác được đưa ra trong giới chính trị vào tuần này, một phương án kéo dài thời gian, khi bao gồm cả sự quyêt định về thời điểm ban hành luật trong khu vực và cả sự kêu gọi Tòa án Quốc hội từ Madrid. Nếu họ làm vậy, vấn đề sẽ dựa vào phán quyết của Tòa án châu Âu, cho phép ông Mas thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ly khai một cách hợp pháp, và đối thủ của ông có thể công khai ngăn chặn nó nhưng sẽ phải mất nhiều năm để tòa án châu Âu giải quyết. Vấn đề với giải pháp này là cho dù nó gữ thể diện cho những chính trị gia cấp cao nhưng sẽ không thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề chính trị, điều mà hàng triệu người Catalan, bao gồm ông Junqueras cùng những đảng viên cộng hòa bên cánh tả ủng hộ việc ly khai rất mong chờ một cuộc bỏ phiếu vào hôm 9/10.
- Tác động của lá phiếu đồng ý?
Tây Ban Nha và châu Âu sẽ có một vấn đề lớn, bởi lẽ lập trường của Madrid vẫn cho rằng viêc ly khai là bất hợp pháp. Cataloni chiếm 19% GDP của Tây Ban Nha, 26% giá trị xuất khẩu, và hơn 50% vùng đất biên giới giữa Tây Ban Nha với phần còn lại của châu Âu. Về mặt hệ thống Catalan rất quan trọng với nền kinh tế Tây Ban Nha, và Tây Ban Nha thì quan trọng với nền kinh tế châu Âu.
 Lãnh đạo vùng Catalan, ông Artur Mas.
Để nắm đằng chuôi trong việc này, những nhà lãnh đạo của Catalan sẽ phải chọn cách mà luật pháp Tây Ban Nha không cho phép. Trưởng công tố viên của Tây Ban Nha đã lên tiếng rằng văn phòng của ông đang xem xét các kịch bản tố tụng hình sự mà ông hi vọng rằng kịch bản xấu nhất sẽ không xảy ra, vì sự đoàn kết của Tây Ban Nha.
Vậy nên nếu họ mạo hiểm thực hiện một phương thức hợp pháp, nếu ông Rajoy không gửi cảnh sát đến bắt giữ họ, nếu như cuộc bỏ phiếu diễn ra và kết quả là đồng ý, phía Catalan sẽ yêu cầu cho phép tuyên bố độc lập trong khi Tây Ban Nha vẫn giữ nguyên lập trường. 
Chính phủ của ông Rajoy liên tục phủ định trong mọi vấn đề kể cả việc bỏ phiếu ly khai. Tuy vậy, chính phủ Tây Ban Nha đang gặp vấn đề giải thích Hiến pháp – Luật pháp nhằm nhấn mạnh rằng qui tắc và pháp luật của nước này đủ mạnh mẽ để dẫn Tây Ban Nha qua cơn khủng hoảng. Chính phủ Tây Ban Nha đã bị chỉ trích quá nhiều vì lập trường quá cứng nhắc và thiếu công bằng cũng như quá xem thường và khinh bỉ những người ủng hộ sự ly khai của Catalan. Nhưng có vẻ như họ vẫn sẽ không chịu thay đổi điều này.
- Liệu người Catalan có đang đạt được lợi thế khi đang dần được đối xử công bằng?
Họ hoàn toàn đồng ý như vậy, nhưng Madrid thì không. Cũng như tại Scotland, đang có những lập luận trái chiều về mặt kinh tế dựa trên việc những con số nào sẽ được công khai vào thời điểm nào.
- Nếu ông Rajoy không chịu nhượng bộ những người ly khai thì họ sẽ gây ra ảnh hưởng gì cho phần còn lại của Tây Ban Nha?
Có 3 điều: nhân dân, nền kinh tế và thế kỉ 21.
Đầu tiên, có rất nhiều ( khoảng 1-2 triệu) người ủng hộ việc ly khai và nếu họ cùng xuống đường biểu tình đòi độc lập cho Catalonia và tiến đến những điểm bỏ phiếu đã sẵn sàng hoạt động vào ngày 9/10 thì lực lượng cảnh sát sẽ không thể ngăn chặn họ.
Thứ hai, về khía cạnh kinh tế, sẽ có hai điều bất lợi: sau bất kì nỗ lực ly khai nào đều sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và nếu Catalan ra đi với 19% GDP và 26% giá trị xuất khẩu của Tây Ban Nha, nền kinh tế vốn đã yếu kém của Tây Ban Nha sẽ hoàn toàn sụp đổ, kéo theo nền kinh tế châu Âu và có khi là cả thế giới.
Thứ ba, bây giờ đã là thế kỉ 21, sẽ không có một cuộc cách mạng bạo lực của những người ủng hộ việc ly khai của Tây Ban Nha, vậy liệu Madrid có đủ can đảm sử dụng cảnh sát, quân đội để đàn áp họ? Nhiều người theo phái bảo thủ ở Tây Ban Nha cũng nghi ngờ ông Rajoy có đủ can đảm ngăn chặn việc này, dù cho ông có thừa quyền hạn và quyền lực để làm việc đó nếu muốn (ông ta có thể, về mặt lý thuyết, ra lệnh cho ông Mas và Junqueras bắt giữ và đình chỉ chính phủ địa phương). Đó cũng là điều đã xảy ra lần gần nhất mà người Catalan làm việc này năm 1934. Pháo binh và súng máy đã được đặt dưới đường phố Barcelona, kết quả 46 người thiệt mạng và Bộ trưởng thứ Nhất của Catalan khi đó là Companys, bị kết án 30 năm tù.
- Những người ly khai cảm thấy như thế nào về Eurozone và EU?
Họ nhận thức được sức mạnh của công luận quốc tế cũng như sự cần thiết phải công bố rộng rãi nguyên do của họ cho cả thế giới. Họ đảm bảo sẽ làm việc đó bằng tiếng Anh, để cho báo chí và các chính phủ trên thế giới có thể hiểu được. Họ tổ chức một buổi diễn công khai hằng năm vào ngày Diada để nhấn mạnh điều này (năm ngoái là ‘ dòng người vì độc lập’, năm nay là chữ V khổng lồ tượng trưng cho ‘bỏ phiếu và chiến thắng’ tại trung tâm Barcelona ). Họ coi châu Âu và cộng đồng thế giới là cách để hợp pháp hóa nhu cầu của họ bên ngoài biên giới Tây Ban Nha, và mang hội nhập tư tưởng “dân chủ và tiếng nói của nhân dân” quan trọng hơn luật hiến pháp. Họ cũng hoàn toàn hưởng ứng việc nước Catalonia mới trở thành thành viên EU và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cho dù châu Âu khẳng định chuyện này sẽ không xảy ra.
Phong Đức