Trung Quốc và sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên (kỳ cuối)

Google News

(Kiến Thức) - Trung Quốc phải trả giá lớn nếu muốn duy trì vùng đệm ở bán đảo Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc có được lợi ích lớn về mặt an ninh khi trì hoãn sự thống nhất của 2 miền Triều Tiên. Trung Quốc có được lợi thế về cả địa chính trị và sự an toàn cho chế độ bằng cách giữ khoảng cách xa với Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. 
Nhưng việc gì cũng có cái giá của nó. Trung Quốc sẽ phải trả những giá nhất định cho sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên.
Kinh tế và sự thống nhất: Lợi ích bất định của Trung Quốc
Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế lạ lùng với Triều Tiên. Bởi lẽ Triều Tiên đang bị áp đặt lệnh trừng phạt nặng nề, cả song phương cũng như đa phương, Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội trở thành nhà đầu tư độc quyền khi trở thành đối tác thương mại nghiêm túc duy nhất với Triều Tiên. 
Cổng chào ở thủ đô Bình Nhưỡng 
Với những doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Triều Tiên, việc mua bán, giao dịch với những doanh nghiệp này có thể giúp cho Triều Tiên có được giá cả đã được cắt giảm lãi suất cho hàng hóa của họ, vì Bình Nhưỡng cũng có một vài đối tác mua sản phẩm nhưng thường đánh giá rất cao cho những sản phẩm đó. 
Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là Trung Quốc không khiến cho những lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trở nên nghiêm khắc hơn và sự hợp tác của nền kinh tế đang lên này với Triều Tiên đã giúp cho việc khôi phục ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Giao thương giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những lệnh trừng phạt quốc tế được áp đặt vào thập niên trước, thời điểm Triều Tiên chỉ có đối tác thương mại duy nhất là Trung Quốc và cũng sẽ là hợp lý khi Trung Quốc sẽ không dễ gì từ bỏ mối quan hệ này.
Nhưng Hàn Quốc cũng đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1992. Bất chấp sự tập trung hoàn toàn vào mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc của Triều Tiên, mối quan hệ kinh tế của Triều Tiên với Trung Quốc chỉ là kẻ tí hon nếu so với của Hàn Quốc với Trung Quốc.
Điển hình là vào năm 2012, Liên Hiệp Quốc ước tính Hàn Quốc là mục tiêu xuất khẩu lớn thứ 4 của Trung Quốc (chiếm 4.28% lượng hàng xuất khẩu) và là nước cung cấp hàng nhập khẩu nhiều thứ 2 (10.07% lượng hàng nhập khẩu). Trong khi đó, Triều Tiên chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc 0.17% lượng hàng và lượng hàng Trung Quốc nhập từ quốc gia này cũng chỉ chiếm 0.15%. Triều Tiên có thể phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng điều ngược lại không xảy ra.
Nếu bán đảo Triều Tiên được thống nhất, sẽ là hợp lý khi giả định rằng lượng giao thương của Hàn Quốc với Trung Quốc sẽ tăng lên. Viễn cảnh một Hàn Quốc thống nhất đối với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc tăng cường hợp tác kinh tế và các nhà lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc sẽ cải thiện đáng kể sản lượng của Triều Tiên cũng như nguồn nhân lực.
Vì thế, vẫn chưa thể rõ liệu việc thống nhất 2 miền Triều Tiên có là mất mát về kinh tế với Trung Quốc. Bắc Kinh thì chắc chắn sẽ đánh mất tầm quan trọng về kinh tế của mình đối với Triều Tiên nếu Hàn Quốc và nước này thống nhất. Nhưng đặc điểm của nền kinh tế Triều Tiên là sự lạc hậu và bất ổn, gây ra nhiều khó khăn cho việc đầu tư từ nước ngoài (kể cả là từ Trung Quốc), nếu hai miền Triều Tiên được thống nhất thì thương mại sẽ được mở rộng và Trung Quốc có thể bù lại những mất mát của mình khi đầu tư vào Triều Tiên trước đó. Số liệu về vấn đề này vẫn chỉ là dự tính và chưa đáng tin, nhưng tôi phỏng đoán rằng lợi ích kinh tế của Trung Quốc khi 2 miền Triều Tiên thống nhất về cơ bản là tốt đẹp. Hiện vẫn chưa có bất kì lý lẽ kinh tế nào đủ mạnh để ngăn cản việc thống nhất.
Uy tín của Trung Quốc liên quan tới sự thống nhất của Triều Tiên
Hàng hóa xuất cảng và binh lính thì có thể đếm được. Song, điều khó khăn hơn chính là cái giá phải trả về mặt uy tín nếu Trung Quốc ủng hộ Triều Tiên. Liệu các nước khác có lo lắng hoặc không chấp thuận Trung Quốc hơn bởi nước này đang gây ra những mối lo ngại rộng rãi và sự ghét bỏ với Triều Tiên? 
Trung Quốc luôn có vấn đề về hình ảnh trên toàn cầu. Các “đồng nghiệp” như Mỹ, EU và Nhật Bản luôn lo sợ và miễn cưỡng tôn trọng Trung Quốc, nhưng không hề ưu ái nước này. Với tất cả sức mạnh của mình, Trung Quốc vẫn không có đồng minh lớn. 
Binh sĩ Triều Tiên trên thuyền ở bờ sông Áp Lục. 
Trung Quốc đã phải trả giá cho sự ủng hộ Bắc Triều Tiên, đặc biệt là sau năm 2010 Trung Quốc phản ứng thờ ơ với vụ chìm tàu Cheonan và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong.
Những tranh chấp khác của Trung Quốc, như tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đã làm Trung Quốc mất điểm trước dư luận thế giới. Hành động ủng hộ Triều Tiên từ Trung Quốc lại càng làm trầm trọng thêm tình hình. 
Nếu Trung Quốc là một quốc gia như Triều Tiên, việc này có thể không quá quan trọng. Nhưng ngày càng rõ rằng uy tín cũng như thứ hạng càng trở nên quan trọng đối với quốc gia này. Mối quan tâm của Trung Quốc về vị thế quốc tế của quốc gia này gần như là một sự ám ảnh. Bắc Kinh đã nhiều lần dọa nạt Hollywood phải chỉnh sửa nhiều bộ phim vì miêu tả Trung Quốc vô cùng tiêu cực. Nếu Trung Quốc đã lo lắng chừng về hình ảnh quốc gia của mình, họ không thể không tranh luận về cái giá của mối quan hệ với Triều Tiên.
Và quả thực, có rất nhiều bằng chứng chứng thực cho sự việc này. Thực tế đã cho thấy rằng đã có rất một cuộc tranh luận nảy lửa tại Trung Quốc về việc có nên nới lỏng đối với Triều Tiên, hoặc ít nhất là theo đuổi một mối quan hệ bình thường mà vẫn có thể đặt khoảng cách lớn hơn giữa Bình Nhưỡng. Nhiều người đã để ý rằng những lời nói hoa mỹ về mối quan hệ Triều Tiên – Trung Quốc chỉ là “món ăn tinh thần”. Các học giả Trung Quốc thường xuyên ẩn ý về sự mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc với Triều Tiên và nhận ra sự phức tạp ngày càng tăng của việc bảo trợ cho nước này.
Ông Hochul Lee đã phác thảo sự việc như là một sự chia rẽ giữa ‘người cổ hủ’ và 'nhà chiến lược' ở Trung Quốc. Những người ủng hộ truyền thống, chủ yếu là trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân đội nhân dân Trung Hoa, muốn giữ lại “vật đệm” vì chính sách thực dụng, trong khi các nhà hoạch định chiến lược, chủ yếu ở Bộ Ngoại giao và các học viện, muốn có một mối quan hệ bình thường. 
Họ hiểu rõ rằng việc Trung Quốc hỗ trợ cho Bình Nhưỡng làm tăng thêm tiếng xấu của nước này trên thế giới và làm hao mòn lòng tin của Trung Quốc tại Mỹ, Nhật Bản, và đặc biệt là Hàn Quốc. Hy vọng lớn nhất của chúng ta về việc cắt giảm viện trợ của Trung Quốc là một sự thay đổi chậm chạp trong các cuộc tranh luận ở Trung Quốc hướng tới một đồng minh quốc tế "chiến lược" có cái nhìn rộng hơn, nhân đạo hơn về các lợi ích của Triều Tiên.
Phong Đức