Video: Thiếu hụt chíp gây gián đoạn sản xuất ô tô, xe máy đẩy giá tăng cao (Nguồn: VTV24).
Sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ôtô. Để giải quyết tình trạng đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua đề án mới có tên Đạo luật khoa học và chip 2022.
|
Mỹ thông qua gói hỗ trợ 52 tỷ USD giải quyết việc thiếu chip ôtô. |
Theo đó, Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến trích 52,7 tỷ USD từ nguồn thu ngân sách nhằm hỗ trợ các công ty sản xuất chip. Các đơn vị xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn cũng sẽ nhận được mức ưu đãi 25% thuế.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn công bố một loạt các chính sách đầu tư có lợi cho ngành sản xuất chip và linh kiện điện tử. Một số ví dụ bao gồm gói hỗ trợ 81 tỷ USD cho Quỹ Khoa học Quốc gia, 67 tỷ USD cấp cho Bộ Năng lượng, 11 tỷ USD cho Bộ Thương mại và 10 tỷ USD cho Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia.
|
Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến trích 52,7 tỷ USD từ nguồn thu ngân sách nhằm hỗ trợ các công ty sản xuất chip. |
Tổng thống Biden cho biết trong một tuyên bố tại Nhà Trắng: “Trong nhiều thập kỷ, một số “chuyên gia” nói rằng chúng tôi cần phải hạn chế đặt các nhà máy sản xuất chip tại Mỹ. Tôi chưa bao giờ tin điều đó. Nước Mỹ đi đầu trong công nghệ chế tạo chip và sẽ mãi như vậy”.
|
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn công bố một loạt các chính sách đầu tư có lợi cho ngành sản xuất chip và linh kiện điện tử. |
Có thể mất một khoảng thời gian để các công ty tại Mỹ tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, khoản tiền 52 tỷ USD sau khi được giải ngân sẽ mang lại các giá trị mạnh mẽ, tác động sâu rộng tất cả các lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả ngành sản xuất ôtô.
|
Tổng thống Biden cho biết trong một tuyên bố tại Nhà Trắng. |
Tình hình thiếu hụt chip chắc chắn sẽ được cải thiện nhưng có thể mất nhiều năm trước khi quay trở lại bình thường. Vấn đề khan hiếm chip dự kiến có thể kéo dài đến nửa cuối năm 2023. Do thiếu linh kiện, các thương hiệu xe hơi lớn như Ford, Nissan, Volkswagen, Toyota đã phải giảm quy mô sản xuất, thiệt hại ước tính lên tới vài trăm tỷ USD.
Thảo Nguyễn