1. Tam tai là gì?
Tam tai chính là tai họa trong 3 năm liên tiếp đối với mỗi tuổi. Theo quan niệm xa xưa truyền lại, trong một đời người, cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn Tam tai.
Về cơ bản, năm đầu Tam tai: không nên bắt đầu làm việc trọng đại; năm giữa Tam tai: không nên dừng việc đang tiến hành (vì thường sau đó tiếp tục dễ gặp trở ngại); năm cuối Tam tai: không nên kết thúc việc quan trọng vào đúng năm này. Thông thường hạn ở năm giữa là nặng nhất.
Khi vào vận Tam tai thì hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc. Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn.
2. Tam hợp hóa tam tai
Hạn Tam Tai gồm:
* 12 con Giáp được chia làm 4 tam hợp: Khi vào vận tam tai thì hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc. Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn.
Tuổi Thân Tí Thìn hành Thủy
Tuổi Dần Ngọ Tuất Hỏa
Tuổi Tỵ Dậu Sửu hành Kim
Tuổi Hợi Mão Mùi hành Mộc
*Các năm mà nhóm tam hợp gặp hạn tam tai
- Các tuổi Thân, Tí, Thìn: Tam tai tại các năm : Dần, Mão, Thìn.
- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm : Thân, Dậu Tuất.
- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm : Tỵ, Ngọ, Mùi.
- Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu : Tam tai tại những năm : Hợi, Tý, Sửu.
3. Cách giải hạn tam tai
Để giải hạn Tam tai người ta thường hay cúng giải hạn.
Quan niệm có các vị thần giáng hạ cho từng năm (năm - thần - ngày cúng - hướng):
+ Năm Tý, ông thần Địa Vong, cúng ngày 22, lạy về hướng bắc.
+ Năm Sửu, ông Địa Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng đông bắc.
+ Năm Dần, ông Thiên Linh, cúng ngày rằm, lạy về hướng đông bắc.
+ Năm Mão, ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng đông.
+ Năm Thìn, ông Thiên Kiếp, cúng ngày 13, lạy về hướng đông nam.
+ Năm Tỵ, ông Hắc Sát, cúng ngày 11, lạy về hướng đông nam.
+ Năm Ngọ, ông Âm Mưu, cúng ngày 20, lạy về hướng nam.
+ Năm Mùi, ông Bạch Sát, cúng ngày mồng 8, lạy về hướng tây nam.
+ Năm Thân, ông Nhân Hoàng, cúng ngày mồng 8, lạy về hướng tây nam.
+ Năm Dậu, ông Thiên Hoạ, cúng ngày mồng 7, lạy về hướng tây.
+ Năm Tuất, ông Địa Tai, cúng ngày mồng 6, lạy về hướng tây bắc.
+ Năm Hợi, ông Địa Bại, cúng ngày 21, lạy về hướng tây bắc.
Xác định ngũ hành ứng với từng năm (năm nào hành đó):
+ Hành KIM : Thân - Dậu.
+ Hành MỘC : Dần - Mão
+ Hành THỦY : Hợi - Tý.
+ Hành HỎA : Tị - Ngọ
+ Hành THỔ : Thìn - Tuất - Sửu - Mùi.
Cách cúng giải hạn của người xưa :
Ngày cúng tắm rửa sạch sẽ, rôì cắt một ít tóc, một ít móng tay móng chân, cắt một miếng vạt áo cũ của người đó, gói chung lại thành một túi nhỏ.
+ Thời gian: 18-20 giờ.
+ Địa điểm: Ngã ba đường (lớn càng tốt)
Vật cúng gồm có:
3 ly rựợu nhỏ,
3 ngọn đèn cày,
3điếu thuốc hút,
3 bộ tam sênh,
3 đồng tiền bạc cắc,
2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ)
1 bài vị có tên vị thần viết bằng giấy đỏ,chữ mực đen
Gói tóc và móng tay lấy dĩa đựng để trên bàn
Cúng vị thần nầy cho đến khi tàn nhang và đèn. Xong rồi người cúng không được nói chuyện với bất cứ ai, đem gói tóc móng tay ra ngã ba đường mà bỏ, nhớ đừng ngoái lại xem, 3 đồng tiền bạc cắc nhớ để vào gói tóc , bỏ luôn tóc và móng tay (phải của người bị tam tai mới được) khi vái cũng phải nói rõ tên họ của người mắc tam tai.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Theo Phạm Thảo (t/h)/Khoevadep