Tờ RIR dẫn lời Vladimir Kozhin – Cố vấn Tổng thống Nga về các vấn đề hợp tác quân sự cho biết, Moscow và Tehran vừa hoàn tất một loạt hợp đồng quốc phòng trị giá hàng tỷ USD và đây được xem là dấu mốc trong mối quan hệ giữa hai nước.
Các chuyên gia phân tích quốc phòng cho rằng, việc Quân đội Iran thiếu các trang bị hiện đại là một phần nguyên nhân cho việc hàng loạt hợp đồng quốc phòng giữa Nga và nước này được ký kết trong thời gian gần đây. Tất nhiên việc Iran có thể quay lại mua vũ khí từ Nga là điều hoàn toàn tốt cho Moscow cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Tuy nhiên để mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước có thể trở lại như trước đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định.
|
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Iran Hossein Dehghan trong một buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
|
Do đó mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nga và Iran chỉ sẽ đi vào thực chất trong vòng 5 năm nữa, khi các lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc được gỡ bỏ. Trước đó Iran cũng đã mua một số trang thiết bị quân sự từ Nga và chúng không nằm trong danh sách hạn chế của Liên Hợp Quốc.
Hiện tại, Nga cũng đã có thể cũng cấp cho Tehran hàng loạt hệ thống vũ khí mới như các tổ hợp tác chiến điện tử, tổ hợp phòng không tầm xa, xe tăng chiến đấu chủ lực và cả các tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ mới. Đó là còn chưa kể đến việc Nga sẽ dành được hợp đồng nâng cấp kho vũ khí có từ thời Liên Xô của Iran.
Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2015, Nga và Iran cũng đã ký kết một thỏa thuận cung cấp các trang thiết bị hàng không trị giá lên tới 21 tỷ USD, nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá con số thực sự trong các hợp đồng vũ khí giữa Moscow và Tehran lớn hơn nhiều lần con số được công bố.
|
Iran đã chắc chăn sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 từ Nga.
|
Cơ hội tái vũ trang của Iran
Đa phần kho vũ khí của Iran đều đã lỗi thời và chúng được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng vẫn được Quân đội Iran sử dụng trong hơn 30 năm qua. Do đó ngay khi thoát khỏi lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc Iran đã không ngần ngại bỏ tiền mua hàng loạt vũ khí thế hệ mới từ Nga cũng nhưng trang thiết bị hiện đại hóa số vũ khí còn lại.
Alexander Khramchikhin – Phó giám đốc Học viện Chính trị Quân sự Nga phân tích cho biết, giai đoạn đầu Iran chắc chắn sẽ thực hiện hiện đại hóa hàng loạt trang thiết bị quân sự của nước này kể cả khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tehran không thể đáp ứng được mục tiêu này. Điều này hoàn toàn có thể dễ hiểu khi nhìn qua Ấn Độ một quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển nhưng vẫn không thể đáp ứng được các yêu cầu từ Nga.
Thậm chí khi Iran tuyên bố thành lập phi đội máy bay chiến đấu thế hệ mới mang tên HESA Saeqeh thì thực chất đây chỉ là các biển thể nâng cấp chấp vá của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger do Mỹ chế tạo từ những năm 1960.
|
Trong ảnh là mẫu tiêm kích đa năng HESA Saeqeh được Iran giới thiệu trong thời gian gần đây.
|
Điều này cũng tương tự với các hệ thống tên lửa chống hạm hay tên lửa đạn đạo chiến lược của Iran, thậm chí hạm đội tàu chiến của Iran đã hoàn toàn lỗi thời so với mặt bằng chung trong khu vực. Đa phần các tàu chiến cỡ lớn của Iran đều do Anh và Mỹ chế tạo, tuy nhiên chúng được đưa vào trang bị từ những năm 1960-1970 và hầu như không sở hữu bất cứ hệ thống vũ khí nào đáng kể. Tất nhiên Iran cũng cố gắng hiện đại hóa các tàu chiến này nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời.
Tuy nhiên, đáng báo động nhất vẫn là lực lượng Lục quân Iran và đây chắc chắn sẽ là lực lượng đầu tiên được Tehran hiện đại hóa. Trong tổng số 5.000 xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành và xe chiến đấu bộ binh của Iran hiện tại thì chiếm gần hết trong số đó đều do nước ngoài chế tạo và chúng được đưa vào trang bị từ những năm 1950. Bắt đầu từ năm 1990, Iran cũng tự sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực cho riêng mình nhưng những hạn chế về mặt công nghệ khiến nước này vẫn bị tụt hậu so với thế giới.
Khả năng quốc phòng của Iran hiện tại không làm thỏa mãn các điều kiện phục vụ chính sách đối ngoại đầy tham vọng của Tehran và nó ngăn chặn Iran mở rộng phạm vị ảnh hưởng quân sự nước này ở khu vực Tây Á. Và trong vòng 5 năm Iran liệu có tận dụng được cơ hội hiện tại để hiện đại hóa lực lượng vũ trang nghèo nàn trước sức ép ngày càng lớn từ Saudi Arabia.
|
Trong vòng 5 năm Iran liệu có tận dụng được cơ hội vàng này để hiện đại hóa quân đội hay tiếp tục vai trò mờ nhạt của mình tại Trung Đông.
|
Tấm gương sáng từ Ấn Độ
Theo Konstantin Bogdanov một chuyên gia phân tích quân sự Nga cho biết, nếu như ngành công nghiệp quốc phòng Iran được cởi trói khỏi các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc thì chắc chắn nó sẽ phát triển mạnh mẽ nhất hơn bao giờ kể cả khi đó là đi mua các hệ thống vũ khí mới từ nước ngoài. Nhiều khả năng Tehran sẽ theo đuổi chính sách hợp tác kỹ thuật quân sự mà Nga từng làm với Algeria và Ấn Độ, khi một mặt vẫn mua vũ khí từ Moscow mặt khác tăng tỷ lệ nội địa hóa dây chuyền sản xuất các loại vũ khí này theo giấy phép từ Nga.
Yulia Sveshnikova một chuyên gia về Iran lại tỏ ra thận trọng hơn khi cho rằng, hiện tại nói về tương lai mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Iran vẫn là còn quá sớm khi Moscow và Tehran đều thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Và ví dụ điển hình nhất là thương vụ S-300 đổ vỡ giữa Iran và Nga khi Moscow chịu nhiều sức ép từ Liên Hợp Quốc và Phương tây buộc hủy hợp đồng này, do đó mối quan hệ hợp tác quân sự giữa cả hai nước cần có thời gian để phục hồi.
Tuấn Đặng