|
Ảnh: Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol; nguồn Wikipedia |
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, nhiệm vụ chính của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, đó là giành quyền kiểm soát vùng biển, phong tỏa bờ biển Ukraine, cắt đứt các luồng biển và sử dụng tên lửa hành trình để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Do hải quân Ukraine rất yếu, nên Hạm đội Biển Đen nhanh chóng giành quyền kiểm soát vùng biển này.
|
Tàu tên lửa Buyan M của Hạm đội Biển Đen phóng tên lửa hành trình Kalibr; nguồn BQP Nga. |
Kể từ đó, trong phần lớn thời gian, nhiệm vụ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga là thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa và đóng cửa biển nhằm vào các mục tiêu quân sự của Ukraine.
Theo báo chí nước ngoài dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo phương Tây, cho đến nay, Hạm đội Biển Đen của Nga đã phóng ít nhất 300 tên lửa hành trình tầm xa, chiếm 15-20% tổng số tên lửa mà quân đội Nga phóng đi.
Hạm đội Biển Đen của Nga có 13 tàu có khả năng phóng tên lửa hành trình Calibre, cụ thể là 3 khinh hạm mang tên lửa dẫn đường Đề án 11356M (lớp Đô đốc Grigorovich), 6 tàu ngầm thông thường lớp Kilo; 4 tàu tên lửa Đề án 21631 (Buyan-M).
Như vậy các tàu chiến mặt nước của Hạm đội Biển Đen Nga có tổng 56 giếng phóng thẳng đứng, nếu phối hợp với lực lượng tàu ngầm, Hạm đội Biển Đen Nga có thể triển khai cùng lúc phóng 80 tên lửa hành trình Kalibr từ hướng biển, với khả năng tấn công mặt đất cực mạnh.
|
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã thực hiện nhiều nhiệm vụ tấn công mặt đất; nguồn BQP Nga.
|
Trước đó soái hạm Moscow của Hạm đội Biển Đen không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr; vì vậy, việc tàu Moscow bị chìm dù do bất cứ lý do gì, cũng ít ảnh hưởng đến khả năng tấn công mặt đất của Hạm đội Biển Đen, nhưng lại có tác động lớn đến khả năng phòng không hạm đội.
Sau vụ khi soái hạm Moscow bị chìm, lực lượng phòng không chủ lực của Hạm đội Biển Đen, chỉ còn biết trông chờ vào các khinh hạm Đề án 11356M cùng các máy bay và tên lửa phòng không đối bờ.
|
Ảnh: Soái hạm Moskva bị cháy trên biển Đen; nguồn REUTERS |
Như vậy, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine này, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga (so với Hải quân Ukraine), có ưu thế tuyệt đối, đã hoạt động tốt và đóng vai trò quan trọng trong việc chiếm ưu thế trên biển và tấn công mặt đất; khóa chặt hướng Biển Đen đối với hải quân Ukraine.
Việc soái hạm Moscow bị chìm, quả thực nằm ngoài dự đoán của cả giới chuyên gia lẫn lãnh đạo Hải quân Nga, làm bộc lộ những điểm yếu của Hạm đội Biển Đen.
Mặc dù các tàu mặt nước yếu kém của Ukraine bị tê liệt, nhưng họ đã linh hoạt sử dụng tên lửa bờ đối hạm và máy bay không người lái để đánh du kích, làm bị thương nhiều tàu hải quân Nga, và cũng có một số chiến công đáng được ghi nhận.
|
Ảnh: Sau vụ soái hạm Moscow bị chìm, khinh hạm Đề án 11356M trở thành nòng cốt của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga. |
Tiến Minh (theo Sohu)