Lý do Thổ Nhĩ Kỳ từ chối siêu tiêm kích F-16 của Mỹ

Google News

Những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ, cũng như những lợi ích kinh tế từ việc lựa chọn J-10C đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ nghiêng về phía Trung Quốc.

Theo Military Watch, thành viên của Hội đồng Chính sách Đối ngoại và An ninh Thổ Nhĩ Kỳ, Cagri Erhan đã thông báo rằng nước này dự kiến sẽ từ bỏ yêu cầu mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-16C/D từ Mỹ. Ông Cagri Erhan cho rằng “gói chi phí 20 tỷ USD” sẽ được ưu tiên cho sự lựa chọn hiệu quả hơn về chi phí, tiêu biểu như J-10C của Trung Quốc thay vì F-16. 

“Bây giờ chúng tôi có các lựa chọn khác như máy bay phản lực của Trung Quốc đã được bán cho Pakistan, máy bay phản lực của Nga và cả máy bay Eurofighter”, Ông Cagri Erhan nhấn mạnh.

Ly do Tho Nhi Ky tu choi sieu tiem kich F-16 cua My
 J-10C của Không quân Pakistan

Pakistan bắt đầu nhận máy bay chiến đấu J-10C từ Trung Quốc vào tháng 2/2022, đây là loại máy bay chiến đấu có cùng trọng lượng với F-16 nhưng có thiết kế mới hơn và có nhiều lợi thế quan trọng về khả năng chiến đấu, đặc biệt là về vũ khí và hiệu suất bay. 

Giống như F-16 Block 70/72 , J-10C là máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ nhưng có chi phí vận hành thấp và được trang bị hệ thống điện tử hàng không thế hệ thứ năm. Máy bay Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn máy bay Mỹ, như nhu cầu bảo trì thấp hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn nhiều. 

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là khách hàng khai thác F-16 lớn nhất với khoảng 250 chiếc đang hoạt động, có nghĩa là việc chọn mua những chiếc F-16 mới sẽ dễ dàng tích hợp hơn với các chế độ huấn luyện và hậu cần hiện có, đồng thời sẽ tương thích với các loại vũ khí phóng từ trên không hiện có mà nước này đã trang bị. 

Ly do Tho Nhi Ky tu choi sieu tiem kich F-16 cua My-Hinh-2
Máy bay F-16 70/72 

Trung Quốc trước đây đã từng sửa đổi máy bay chiến đấu của mình để có thể vận hành vũ khí của Mỹ theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài, đáng chú ý nhất là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba J-7 bán cho Pakistan có thể sử dụng tên lửa AIM-9 Sidewinder của Mỹ. 

Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách loại bỏ vũ khí không đối không của Mỹ khỏi phi đội F-16 của mình bằng cách phát triển các tên lửa nội địa, bao gồm tiên lửa Peregrin và Merlin, tên lửa này có thể được trang bị trên cả các đơn vị J-10 và F-16. 

Tuy nhiên, cả hai tên lửa này, kể cả những tên lửa được bán kèm theo với những chiếc F-16 mới nhất, đều không sánh được với hiệu suất của tên lửa không đối không PL-10 và PL-15 mà máy bay Trung Quốc sử dụng. 

Kho tên lửa hành trình được trang bị cho J-10C cũng được tối ưu cho các vai trò chống tàu, chế áp phòng không và tấn công. Một lợi ích quan trọng nữa của J-10C là chi phí mua chiếc máy bay này chỉ bằng một phần nhỏ của F-16.

Trong khi Trung Quốc đã mua hơn 200 chiếc J-10C cho phi đội của mình kể từ năm 2018, thì Mỹ đã không mua thêm chiếc F-16 nào trong 18 năm kể từ năm 2005, nghĩa là loại máy bay này đang được sản xuất dưới dạng sản phẩm cấp thấp hơn để xuất khẩu.  

Sự khác biệt về tình trạng của hai chương trình được phản ánh trong thực tế là thiết kế J-10 đã nhận được các nâng cấp và đầu tư sâu rộng hơn đáng kể, giúp máy bay cải thiện hiệu suất hơn nhiều so với F-16.

Ly do Tho Nhi Ky tu choi sieu tiem kich F-16 cua My-Hinh-3
J-10C của Không quân PLA Trung Quốc với tên lửa PL-10 và PL-15 

Thổ Nhĩ Kỳ trước đây đã tìm cách mua phiên bản thế hệ thứ năm của F-16 là F-35, nhưng đã bị Washington loại khỏi chương trình do quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể tìm cách mua một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thay thế từ nước ngoài, nhưng J-10C sẽ cung cấp một máy bay chiến đấu dự phòng hữu ích cho đến lúc đó, bởi dây chuyền sản xuất của J-10 sẽ đáp ứng rất nhanh. 

Ngược lại, việc xếp hàng mua F-16 sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải đợi đến giữa những năm 2030 để nhận được số lượng máy bay mà họ cần, với dây chuyền sản xuất nhỏ đã tồn đọng các đơn đặt hàng từ Slovakia, Bulgaria, Jordan, Bahrain,.... Khả năng bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ tại thượng viện Mỹ, đây cũng là yếu tố chính làm trì hoãn một thỏa thuận khả thi.

Ly do Tho Nhi Ky tu choi sieu tiem kich F-16 cua My-Hinh-4
J-10C của Không quân Pakistan 

J-10C được đánh giá ngang bằng về hệ thống điện tử hàng không với các máy bay chiến đấu hàng đầu của Mỹ, theo báo cáo của thượng viện Mỹ chỉ ra rằng sự tinh vi của J-10 có thể cho phép nó đe dọa các loại máy bay chiến đấu hạng nặng hơn nhiều như F-15 của Mỹ và Nhật Bản. 

Thổ Nhĩ Kỳ cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác quốc phòng với Pakistan và những phản hồi từ không quân Pakistan về các hoạt động của J-10C, có thể sẽ là một yếu tố quan trọng nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự được xem xét mua máy bay phản lực của Trung Quốc.

Lê Quang