Ba giai đoạn quan trọng của việc kích nổ một vũ khí hạt nhân bao gồm giai đoạn thứ nhất, tạo ra phản ứng phân hạch sơ cấp (bom A), từ phản ứng phân hạch sơ cấp này, sức nóng và áp lực sẽ tác động vào giai đoạn thứ hai bao gồm việc trộn lithium-6 và Hydro nặng với nhau. Bước thứ ba sẽ có sự tham gia của Uranium-238 - một thứ kim loại nặng giúp vụ nổ kéo dài đủ lâu để Hydro nặng và Lithium tổng hợp lại với nhau tao ra phản ứng hạt nhân. Mấu chốt của một vụ nổ hạt nhân nằm ở việc các neutron của Uranium-238 phân hạch và vụ nổ xảy ra sau đó.
|
Một vụ thử hạt nhân của Trung Quốc. Ảnh: NationalSecurity.
|
Năm 1967, Trung Quốc cuối cùng đã có vụ thử bom hạt nhân thất bại đầu tiên, lần này họ thử với Plutonium thay vì sử dụng Uranium-238 như trước đó. Tuy nhiên, chỉ một năm sau vào tháng 12/1968, Trung Quốc đã thành công trong việc sử dụng plutonium trong bom hạt nhân và tạo ra một vụ nổ mạnh tương đương 3 megaton.
Quả bom với sức nổ 3,3 Megaton (1 Megaton bằng 1000 kiloton, quả bom hạt nhân thả xuống Hiroshima có sức nổ bằng 15 kilotons) đã có đủ khả năng phá hủy hoàn toàn Tokyo hay Los Angeles hoặc Moscow và trong lịch sử phát triển hạt nhân của mình, Trung Quốc đã nghiên cứu ra bom H nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới từ trước đến nay, thậm chí nhanh gấp nhiều lần Liên Xô hay Mỹ.
Một loạt các vụ thử nghiệm bom H tiếp theo với sức nổ tương đương từ 3 tới 3,4 megaton đã được Trung Quốc liên tục thực hiện trong các năm 1969, 1972 và 1973. Thêm vào đó, tất cả các đầu đạn bom H mà Trung Quốc mang ra thử nghiệm kể trên đều có khả năng lắp vừa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 3 của nước này.
Mốc son quan trọng nhất của Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm hạt nhân của nước này đó là quả bom hạt nhân lớn nhất Bắc Kinh từng sở hữu và kích nổ, có sức nổ tương đương 4 megaton, được mang ra thử nghiệm vào tháng 11/1976. Chưa hết, Trung Quốc còn khẳng định đầu đạn thử nghiệm trong vụ nổ này hoàn toàn có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 5 - loại tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại nhất của Bắc Kinh lúc bấy giờ.
Một vụ thử nghiệm bom H của Trung Quốc suýt trở thành thảm họa khi phi công Dương Quách Tương bay tới bãi thử nghiệm bằng chiếc tiêm kích - bom Q-5A với một quả bom H dưới bụng. Sau khi tới vị trí thả, Dương Quách Tương đã thử kích hoạt nút thả ba lần nhưng cả ba lần, quả bom đều không chịu rơi dù đèn báo "kích hoạt" đã sáng - nghĩa là quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào.
Sau khi thử ba lần thả không thành công, phi công họ Dương nhận lệnh quay về căn cứ cùng quả bom H đã kích hoạt dưới bụng máy bay. Toàn bộ căn cứ sân bay nơi Dương Quách Tương hạ cánh được đặt trong trạng thái báo động cao nhất, khi Dương Quách Tương hạ cánh, toàn bộ nhân viên phục vụ và quân nhân trong căn cứ sân bay này đã phải vào hầm trú ẩn dưới lòng đất. Cho tới tận khi phi công họ Dương tự trèo ra khỏi máy bay và tự tay kiểm tra quả bom H và thông báo an toàn, đồng đội của anh mới ùa lên từ lòng đất và chào đón viên phi công quả cảm này.
|
Ảnh do thám của Mỹ chụp lại bãi thử hạt nhân của Trung Quốc ở La Bố Bạc, Tân Cương.
|
Vụ thử vũ khí hạt nhân cuối cùng của Trung Quốc được diễn ra vào năm 1980 với đầu đạn có sức nổ tương đương 1 megaton, vụ nổ này đã đánh dấu kết thúc thời kỳ thử nghiệm nổ bom hạt nhân trên không. Kể từ đó tới nay, Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung không còn thử nghiệm nổ bom hạt nhân trên không nữa nhưng vẫn tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân bằng các vụ nổ mô phỏng trên siêu máy tính hoặc kích nổ dưới lòng đất.
Các chuyên gia của Mỹ và Nga sau này cho rằng, các vụ thử vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thường diễn ra ở các đảo san hô trên biển Thái Bình Dương và ở Sa mạc Gobi - thuộc vùng Tân Cương của nước này. Nhiều chuyên gia còn khẳng định rằng, Trung Quốc thử vũ khí hạt nhân ở quá gần khu dân cư và người dân sống trong khu vực đó sẽ chịu tác động lâu dài của bác xạ từ những bãi thử nghiệm hạt nhân đó trong tương lai lâu dài.
Mời độc giả xem Video: Trung Quốc thử nghiệm bom hạt nhân.
Tuấn Anh