Slovakia: Đặt hàng 5 năm mới nhận chiếc F-16 đầu tiên

Google News

Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, quá trình sản xuất tiêm kích F-16 cho Slovakia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi... dịch COVID-19.

Tổng cộng, Bratislava đã đặt mua 14 máy bay và vẫn chưa biết tới bao giờ hợp đồng này được hoàn tất. Nhà máy của Lockheed Martin đã sản xuất ra chiếc F-16 Block 70 đầu tiên cho Slovakia từ loạt 14 máy bay được đặt mua vào ngày 12 tháng 12 năm 2018 trong khuôn khổ hợp đồng tổng cộng trị giá 1,8 tỷ Đô la. Việc hoàn thiện máy bay đã được báo cáo bởi Bộ Quốc phòng Slovakia và đã diễn ra dưới sự chứng kiến của người đứng đầu cơ quan này, Martin Sklenar.

Tuy nhiên, việc máy bay được lắp ráp xong không có nghĩa là nó sẽ được giao ngay cho quốc gia đặt mua, và còn hơn nữa, không có nghĩa rằng nó đã sẵn sàng hoạt động. Việc đạt được tiêu chuẩn này dự kiến sẽ chỉ xảy ra vào tháng 10 năm nay. Nhưng việc đưa vào hoạt động cũng chưa có nghĩa rằng máy bay sẽ được giao cho Không quân Slovakia ngay lập tức. Theo thông báo chính thức, việc giao máy bay sẽ chỉ bắt đầu từ quý 2 năm 2024.

Slovakia: Dat hang 5 nam moi nhan chiec F-16 dau tien
 Tiêm kích F-16 Block 70 được Lockheed Martin sản xuất cho Slovakia.
Việc thực hiện hợp đồng sẽ kéo dài bao lâu vẫn chưa được công khai. Vấn đề là khi Bratislava ký hợp đồng bốn năm trước, thời hạn cuối cùng đã được xác định là cuối năm 2023. Tuy nhiên, việc di chuyển việc sản xuất máy bay tiêm kích từ Texas đến một cơ sở mới tại Nam Carolina, trùng với đại dịch, đã làm quá trình hoàn tất hợp đồng bị kéo dài. Và hiện nay, việc đạt được con số mục tiêu 48 máy bay mỗi năm tại nhà máy mới ở Greenville chỉ có thể được đạt được vào năm 2025.

Trong suốt nửa cuối năm 2023, Lockheed Martin dự định sản xuất thêm 5-8 máy bay. Tất nhiên, không phải tất cả chúng sẽ được dành cho Slovakia, vì tổng lượng đơn đặt hàng cứng trên F-16 là 136 máy bay với khả năng mở rộng lên 148 chiếc và thời hạn hoàn thành đến năm 2027-2028.

Trong bối cảnh thiếu hụt vũ khí ở quy mô toàn cầu như hiện nay, nhiều quốc gia đã rơi vào cảnh "không còn hàng sử dụng" - khi những vũ khí cũ đã hết niên hạn, trong khi vũ khí thay thế vẫn chưa thể được sản xuất xong.
Khác với các loại phương tiện mặt đất như xe tăng hay thiết giáp, máy bay chiến đấu là loại vũ khí kỹ thuật cực cao, đòi hỏi khắt khe về mặt an toàn khi vận hành. Điều này đồng nghĩa với việc, ngay khi các chiến đấu cơ "hết hạn sử dụng" theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sẽ rất khó để các quốc gia sở hữu chúng có thể kéo dài thời hạn. Trong trường hợp hãn hữu, niên hạn của máy bay chiến đấu sẽ có thể được kéo dài, nhưng khi đó, các chiến đấu cơ "quá tuổi" này sẽ không thể đạt được hiệu suất như của nhà sản xuất công bố, chúng sẽ có tốc độ bay chậm hơn, góc tấn kém hơn, khả năng vặn xoắn suy giảm, khả năng mang vác vũ khí bị hạn chế,... trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả chiến đấu.
Trần Trân (theo Defence-ua)