Trong kho của Belarus có những vũ khí hiện đại nào của Nga?

Google News

Trước căng thẳng leo thang với NATO, Belarus đã có bước tiến đáng kể trong củng cố năng lực quân sự của mình; một trong những động thái đó là việc Nga trang bị tận răng cho Belarus: Tên lửa S-400, Tor-M2, máy bay Su-30SM, Mi-35…

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga khai hỏa. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga 

Tên lửa phòng không S-400 và đạn đạo Iskander-M

Theo Bulgarian Military, Belarus đã và đang nâng cấp năng lực phòng không và tấn công, nhằm củng cố chiến lược an ninh của mình bằng cách triển khai hai hệ thống vũ khí phi đối xứng trên mặt đất nguy hiểm nhất của Nga là tên lửa phòng không S-400 và tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Hai loại vũ khí trên là chìa khóa trong cuộc tập trận chung vào tháng 5/2022, dẫn đến việc kích hoạt một tiểu đoàn S-400 khác vào cuối tháng 6 tại Belarus.

Các hệ thống này là một biện pháp đối phó chiến lược chống lại việc các thành viên NATO triển khai ngày càng nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 ở Đông Âu. Chúng được bổ sung bởi một loạt các khí tài phòng không khác, như hệ thống S-400 của Nga và máy bay chiến đấu Su-35 đóng tại Belarus.

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?-Hinh-2

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga 

Vào nửa cuối năm 2022, Belarus đã nhận được các hệ thống tên lửa Iskander-M đầu tiên. Những vũ khí này đóng vai trò là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân mà Belarus có quyền tiếp cận, nhờ thỏa thuận chia sẻ hạt nhân với Nga.

Vào cuối tháng 5 vừa qua, Belarus đã mô phỏng các cuộc tấn công hạt nhân bằng những vũ khí này; trong đó tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskanders, với khả năng né tránh hệ thống phòng không của đối phương và tấn công với độ chính xác cao, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu quan trọng như sân bay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Tập đoàn lính đánh thuê Wagner

Việc củng cố sức mạnh quân sự này được hỗ trợ thêm bởi việc bố trí các lực lượng bán quân sự của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga, sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động chống nổi dậy tiềm tàng.

Động thái này đặc biệt quan trọng đối với Belarus, vì nước này phải đối mặt với tình trạng bất ổn tiềm tàng do các nhóm bán quân sự chống chính phủ có trụ sở tại Ba Lan kích động, được Warsaw hậu thuẫn mạnh mẽ, nhằm gây bất ổn cho nhà nước Belarus và thay thế nó bằng một chính phủ thân phương Tây.

Trang Topwar của Nga đã xác nhận rằng, Tập đoàn Wagner sẽ cung cấp những hiểu biết và kinh nghiệm quý giá cho lực lượng Belarus, những người đã có được kinh nghiệm chiến đấu đáng kể ở Ukraine, đáng chú ý nhất là trong trận chiến giành Bakhmut.

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?-Hinh-3
Chiến binh Wagner đang huấn luyện binh sĩ Belarus một đơn vị quân sự ở tỉnh Mogilev (Belarus) trong ngày 14-7. Nguồn BỘ QUỐC PHÒNG BELARUS 

Ngoài việc chia sẻ kiến thức, các nhà thầu quân sự tư nhân của Nga, được cho là sẽ đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn và nếu cần, vô hiệu hóa quân nổi dậy; bổ sung thêm một lớp an ninh cho chiến lược quốc phòng của Belarus.

Như vậy có thể khẳng định, Belarus đã có những bước tiến đáng kể trong việc củng cố cơ sở hạ tầng an ninh nhờ các hệ thống tên lửa di động mới và sự hỗ trợ từ lực lượng bán quân sự Wagner.

Belarus cũng đã đầu tư đáng kể vào việc hiện đại hóa các lực lượng thông thường của mình, tìm nguồn cung cấp từ công nghệ quân sự của Nga và khai thác ngành công nghiệp quốc phòng trong nước đang phát triển của mình.

Xây dựng lực lượng trực thăng hiện đại

Trong một thông báo gần đây, tướng Andrey Lukyanovich, chỉ huy Lực lượng phòng không và không quân Belarus, xác nhận việc tiếp nhận hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2 tiên tiến và toàn bộ phi đội trực thăng Mi-35M.

Việc đưa vào biên chế trực thăng Mi-35M, với 4 chiếc đầu tiên đã được triển khai vào quý đầu tiên của năm 2023, đánh dấu một bước nâng cấp đáng kể đối với phi đội máy bay trực thăng tấn công hiện có của Belarus.

Lực lượng trực thăng chủ yếu của Belarus bao gồm số trực thăng Mi-24 có từ thời Liên Xô, nhưng đã được nâng cấp. Mi-35M, phiên bản nâng cấp sâu của Mi-24, đã được Không quân Nga sử dụng rộng rãi từ những năm 2010.

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?-Hinh-4

Trực thăng vũ trang Mi-35 của Không quân Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga 

Mi-24 đã chứng tỏ khả năng trong các cuộc xung đột ở chiến trường Ukraine; mặc dù không phải là trực thăng tấn công chuyên dụng như các nền tảng Mi-28 và Ka-52 đắt tiền hơn.

Điều thú vị là Mi-35M cũng kiêm luôn vai trò vận tải quân sự, mặc dù với khả năng hạn chế. Belarus luôn ưu tiên tăng cường khả năng hàng không cánh quay, được cho là duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao.

Chiến lược này đặc biệt rõ ràng trong thời kỳ căng thẳng gia tăng với các thành viên NATO vào cuối năm 2020, khi nó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện quyết tâm của quân đội Belarus. Mi-35M có cấu tạo khá tương đồng với phi đội Mi-24, nên đó là nguồn kế cận và thay thế số Mi-24 khi đã dần hết niên hạn sử dụng.

Chiến đấu cơ hạng nặng Su-30SM

Belarus được cho là sắp đặt hàng thêm các máy bay chiến đấu Su-30SM từ Nga. Động thái chiến lược này được coi là một bước tiến tới việc loại bỏ dần các máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô khỏi biên chế không quân của nước này.

Su-30SM được đánh giá là loại máy bay chiến đấu “thế hệ 4+”, là máy bay chiến đấu đáng gờm nhất, đối thủ của chiến đấu cơ bất kỳ quốc gia châu Âu nào hiện nay, nhờ các tính năng tiên tiến và tầm hoạt động rộng.

Một trong những lợi thế chính của Su-30SM là phạm vi tác chiến không đối không ấn tượng tới 400 km nhờ tên lửa R-37M. Điều này mang lại cho nó tầm bay xa hơn 2-4 lần so với bất kỳ máy bay nào của NATO, khi chỉ được trang bị tên lửa Meteor hoặc AIM-120.

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?-Hinh-5

Máy bay chiến đấu Su-30SM của Belarus. Nguồn Topwar 

Su-30SM phát triển từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 Flanker, loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mà Belarus thừa hưởng từ Liên Xô, nhưng đã phải loại biên vì chi phí sử dụng quá cao.

Tuy nhiên, Su-30SM với kỹ thuật sản xuất và vật liệu hiện đại nên hoạt động ít tốn kém hơn so với Su-27. Hệ thống điện tử hàng không, động cơ và vũ khí mới của nó mang lại hiệu suất vượt trội vượt trội.

Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng hơn 120 chiếc Su-30SM và hơn 500 máy bay chiến đấu thuộc cùng dòng Su-30 đã phục vụ tại các quốc gia như Ấn Độ, Algeria, Kazakhstan và Myanmar.

Xe tăng chiến đấu chủ lực

Các công ty chủ chốt của Belarus đang chuẩn bị hiện đại hóa khoảng 400 xe tăng T-72B, được kế thừa từ thời Liên Xô lên tiêu chuẩn T-72BM2. Bản nâng cấp này gần tương đương với T-72B3M của Nga, bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mới, kính ngắm ảnh nhiệt và giáp phản ứng nổ thế hệ thứ ba, có nét tương đồng nổi bật với Relikt của Nga.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc nâng cấp này là một chủ đề tranh luận, vì những chiếc T-72B3 đã cho thấy khả năng dễ bị tổn thương trước các loại vũ khí chống tăng tiên tiến, như tên lửa Javelin trên chiến trường Ukraine.

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?-Hinh-6

Phiên bản xe tăng T-72BM2 của Belarus tại triển lãm MILEX-2023. Nguồn Topwar 

Điều này đã thúc đẩy Nga đổi mới một biến thể được tăng cường mạnh mẽ hơn, được cho là T-72B4, tự hào với các tiêu chuẩn bảo vệ giáp tương đương với tiêu chuẩn của xe tăng đáng gờm nhất của Quân đội Nga là T-90M.

Ngoài các hệ thống S-400 và Tor-M2 mua từ Nga, cũng có suy đoán rằng Belarus đang nhắm đến việc mua một số lượng lớn hơn các hệ thống phòng không tầm trung Buk-MB3K. Đây được coi là giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí cho Buk-M2 của Nga, sử dụng bệ phóng bánh lốp thay vì bệ phóng bánh xích; nên có khả năng cơ động cao hơn.

Tiến Minh (theo Bulgarian Military)