Để cơ thể và tâm trí không bị ô nhiễm, hãy “Offline“

Google News

Trong cuốn Offline, các tác giả cung cấp những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ sử dụng cách “hack tâm trí”. Tác phẩm đầy tính khiêu khích này cho bạn thấy, công nghệ đã gây ra các loại ô nhiễm cho cả cơ thể và tâm trí. 

Trong cuốn sách Offline, hai tác giả TS. Imran Rashid và Soren Kenner gợi nhắc đến hình ảnh: Xe buýt và quán cà phê đầy người không nói chuyện với nhau bởi mải mê điện thoại; trong gia đình, cha mẹ và cả con cái cùng dán mắt vào thiết bị thông minh… Các thiết bị hiện đại đang làm con người ít gặp gỡ, ôm hôn, chạm vào nhau, thậm chí các cặp đôi cũng ít quan hệ tình dục hơn.
De co the va tam tri khong bi o nhiem, hay “Offline“
Trong Offline, hai tác giả cảnh báo hàng trăm triệu người phải hứng chịu các ô nhiễm kỹ thuật số. 
Từ đây, hai tác giả của Offline cảnh báo hàng trăm triệu người đang phải hứng chịu các ô nhiễm kỹ thuật số, gây độc hại cho cơ thể và tâm trí không kém các chất gây ô nhiễm môi trường khác.
Rối loạn giấc ngủ; căng thẳng gia tăng; khả năng phục hồi bị suy giảm; thể chất yếu đi; mối quan hệ với người thân bị suy giảm; nơ-ron thần kinh tái cấu trúc kém, đặc biệt là ở trẻ em… là các ô nhiễm về mặt sinh lí của những người nghiện thiết bị kỹ thuật số. 
Điều đáng nói, theo các tác giả cuốn sách Offlinecác tập đoàn công nghệ khổng lồ đã sử dụng các nghiên cứu về não bộ con người để tạo ra các thiết kế gây nghiện cho người dùng, để tận lực khai thác làm đầy thêm túi tiền của mình.
Thiết kế gây nghiện có rất nhiều kiểu ngụy trang: núp dưới hình thức các thông báo, biểu tượng cảm xúc, câu chuyện thú vị có kết thúc bỏ lửng, mấy câu thả thính, hiệu ứng vuốt màn hình liên tục, nỗi lo sợ bị bỏ lỡ (FOMO) và các hiệu ứng khác.
Tất cả đều được thiết kế để khơi gợi, khiến người dùng tò mò mở màn cuộc đọ súng với các yếu tố kích hoạt dopamin của mình và khởi phát một chu kỳ thèm muốn - hành động - phần thưởng.
De co the va tam tri khong bi o nhiem, hay “Offline“-Hinh-2
Bài cuốn sách Offiline 
Hiệu ứng này thường được gọi là độ dính, cực kỳ có giá trị đối với các công ty đang cạnh tranh để thu hút và bán lại sự thu hút sự chú ý của người dùng. Đổi lại hiệu ứng này gây ra hàng loạt tác hại cho người dùng như đã kể trên, khiến họ có một cái nhìn méo mó về thế giới, thậm chí còn khiến họ nhìn nhận sai lệch về chính bản thân mình. 
Hai tác giả cho rằng “Chúng ta đang sống trong một thế giới, nơi con người sử dụng công nghệ để trở thành con người tốt hơn, hay là trong một thế giới mà các công ty công nghệ đang khai thác con người chỉ để thành lập các tập đoàn lớn hơn” là câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người dùng internet và các thiết bị số.
Từ đây, các tác giả đưa ra những chỉ dẫn giúp bản thân tránh các ô nhiễm/ tác hại xấu của các thiết bị hiện đại. Đó là tạo thói quen tốt, sử dụng thời gian hiệu quả; xác định yếu tố kích hoạt/ tín hiệu và lập kế hoạch đối phó; rồi bắt đầu hành động; tìm nguyên nhân thất bại để sửa sai…
Offline là phiên bản nâng cấp của cuốn sách "Sluk" (tạm dịch: Tắt đi!) đã được hai tác giả xuất bản trước đó bằng tiếng Đan Mạch và nằm trong danh sách sách bán chạy nhất tại Đan Mạch trong vòng 18 tháng.
Nhận xét về Offline, Anette Prehn, Chủ tịch Ban phòng chống căng thẳng của Đan Mạch viết: “Offline là cuốn sách cần phải đọc với bất kỳ ai đang sử dụng điện thoại thông minh và máy tình bảng!”. Teresa Egballe, Giám đốc Hội đồng một thành phố tại Mỹ viét: “Nếu con bạn đang sử dụng điện thoại thông minh, bạn cần đọc cuốn sách này!”.
Tác giả cuốn sách, TS Imran Rashid là một chuyên gia công nghệ thông tin và bác sĩ gia đình, ông hiện đang là Trưởng phòng đổi mới của Aleris-Hamlet, Bệnh viện tư nhân lớn nhất Đan Mạch.
Trong khi đó Soren Kenner là một nhà kinh doanh và tiếp thị trực tuyến thành công, ông từng là CEO của McCann MRM EMEA, công ty quảng cáo chuyên làm việc với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Cùng với nhau họ đã sử dụng các kiến thức phong phú của mình trong y học, công nghệ và marketing để đưa ra những kiến thức về tác động của công nghệ với sức khỏe và não bộ con người.

Mời độc giả xem video:Ấm lòng những suất cơm nhân ái mùa dịch COVID-19. Nguồn: VTV24.


Thu Hà