6 sai lầm cần tránh khi ăn tôm, nhiều người hiểu sai mà không biết

Google News

Những lợi ích của tôm đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Tuy nhiên, còn rất nhiều người hiểu sai về công dụng trên từng bộ phận của con tôm.

Nhiều người cho rằng tôm là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ nên có thói quen ăn rất nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng chất đạm, photpho, canxi, khoáng chất trong thực phẩm này nếu được dung nạp quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta cần phải ăn tôm với một liều lượng nhất định là người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g và trẻ em dưới 4 tuổi là 20-50g thịt tôm mỗi ngày. Còn theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.
6 sai lam can tranh khi an tom, nhieu nguoi hieu sai ma khong biet
Ảnh minh hoạ 
Nên loại bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.
Không nên cố ăn vỏ tôm
Nhiều người cho rằng vỏ tôm sẽ rất giàu canxi và các dưỡng chất, thế nên không ít người cố gắng ăn cả phần này. Nhưng trên thực tế, vỏ tôm chẳng những không có hàm lượng canxi, khoáng chất cao mà còn chứa một độc tố gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, phần vỏ cứng này sẽ khiến chúng ta dễ bị hóc khi nuốt vào và mảnh vỏ có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
Thế nên, khi ăn chúng ta tốt nhất nên lột bỏ đi phần vỏ tôm vì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài.
Quan sát phần đầu tôm
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Không ăn tôm chết lâu
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
6 sai lam can tranh khi an tom, nhieu nguoi hieu sai ma khong biet-Hinh-2
Ảnh minh hoạ 
Không ăn tôm dạng gỏi
Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
Không ăn chung với thực phẩm chứa vitamin C
Ăn tôm với các loại hoa quả chứa vitamin C rất nguy hiểm và có thể gây ngộ độc chết người. Bởi vì độc tố bên trong tôm khi kết hợp cùng vitamin C sẽ tạo ra asen 3 (thạch tín) - một loại độc tố có hại cho cơ thể.
Để bảo đảm an toàn, bạn không nên nấu chung hay ăn kèm tôm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Tốt nhất nên ăn các hoa quả chứa vitamin C ít nhất 4 tiếng sau khi ăn tôm.

Theo Gia đình & Xã hội