Nước mũi có những màu này phải cẩn trọng bệnh tật

Google News

Màu sắc của nước mũi có thể cảnh báo cơ thể đang mắc loại bệnh nào đó, nếu có thì bạn nên cẩn trọng.

Khi trời bước vào mùa thu đông hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, nước mũi sẽ xuất hiện như một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Loại dịch này có công năng giúp cơ thể ngăn ngừa và loại bỏ bụi bẩn từ môi trường, không cho các virus và vi khuẩn xâm nhập thông qua đường mũi.
Nước mũi được tạo nên từ những tuyến niêm mạc mũi nằm dọc theo đường hô hấp. Riêng cổ họng và mũi có thể sản xuất 1-2 lít dịch nhầy mỗi ngày. Nếu cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy này sẽ di chuyển ra sau mũi và trôi xuống cổ họng. Còn ngược lại sẽ chảy ra ngoài mũi và khiến chúng ta chảy nước mũi.
Nuoc mui co nhung mau nay phai can trong benh tat
Chảy nước mũi là tín hiệu bình thường hoặc cảnh báo một vài loại bệnh. 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rockefeller (Mỹ), bạn có thể tự chẩn đoán sức khỏe của bản thân thông qua nước mũi. Tất cả đều do cơ chế đổi màu nước mũi có liên quan mật thiết đến thể trạng hoặc những bệnh lý phức tạp. Vậy nên khi bị chảy nước mũi, bạn hãy tự xem màu sắc và đối chiếu như sau.
Các màu nước mũi phản ánh sức khỏe hoặc cảnh báo bệnh
1. Nước mũi màu trong và dày: Dị ứng nhẹ
Các bác sĩ tại Hệ thống Y tế Penn Medicine (Mỹ) cho biết, khi dịch nước mũi có màu trong và hơi nhầy thì có thể bạn đang bị dị ứng với thứ gì đó, chẳng hạn như bị bụi hay phấn hoa bay vào mũi. Lúc này cơ thể chỉ đang tiết nước mũi ra để loại bỏ sạch sẽ, bạn không cần phải lo vấn đề gì.
2. Nước mũi màu trắng: Cảm cúm, viêm mũi
Đây là dấu hiệu rất thường thấy khi bị cảm vặt hoặc viêm mũi. Lúc này niêm mạc mũi đang bị tổn thương, gây viêm và sưng khiến chất nhầy chảy chậm lại. Từ đó nước mũi sẽ đặc hơn và xuất hiện màu trắng, hốc mũi thì mất độ ẩm và dày hơn gây khó chịu cho người bệnh.
Nuoc mui co nhung mau nay phai can trong benh tat-Hinh-2
Nước mũi sẽ không ngưng chảy một khi bệnh tình chưa khỏi. 
 3. Nước mũi màu vàng: Cảm lạnh hoặc viêm mũi giai đoạn nặng
Khi bệnh tình dần nặng hơn, phần niêm mạc mũi sẽ bị nhiễm khuẩn khiến các tế bào bạch cầu đông đặc lại, lẫn vào trong nước mũi và tạo nên màu vàng. Đây là kết quả của việc cơ thể đang phải "gồng mình" chống lại bệnh tật. Bạn hãy đi khám hoặc ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ cho sức khỏe nhanh chóng phục hồi.
4. Nước mũi màu xanh lá cây: Viêm xoang nặng hoặc nhiễm trùng
Các bác sĩ tại Penn Medicine khẳng định, đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang "chiến đấu" hết sức để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Nước mũi lúc này sẽ đặc quánh lại cùng với những bạch cầu bị chết, tạo nên màu xanh lá cây nhạt. Nếu chúng xuất hiện 12 ngày liên tục kèm theo sốt, buồn nôn thì phải đến viện ngay vì đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng trong cơ thể.
5. Nước mũi màu hồng hoặc đỏ: Niêm mạc mũi đang bị tổn thương
Màu hồng hoặc đỏ của nước mũi thường là màu của máu. Điều này có nghĩa niêm mạc mũi đang bị tổn thương bởi các tác nhân như khô mũi hay xì mũi quá mạnh. Kể cả khi bạn ho hoặc ngoáy mũi nhiều cũng làm các mạch máu ở mũi bị vỡ, làm màu nước mũi chuyển sang hồng và đỏ.
Nuoc mui co nhung mau nay phai can trong benh tat-Hinh-3
 Khi niêm mạc mũi tổn thương cũng là lúc nước mũi có màu đỏ hoặc hồng.
Cách khắc phục tình trạng chảy nước mũi nhiều
Chảy nước mũi nhiều có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Nó khiến bạn mệt mỏi và không thể tập trung vào chuyện gì. Nếu tình hình nghiêm trọng hơn, hãy thử những cách sau để cải thiện bệnh tình:
- Nếu nước mũi chảy nhiều do dị ứng, bạn nên tránh xa những tác nhân gây dị ứng (bụi, phấn hoa, nấm mốc…), đi ra đường nên đeo khẩu trang và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu nước mũi chảy nhiều do ốm bệnh, bạn hãy xì mũi ra hoặc nuốt dịch mũi, nên bổ sung đầy đủ nước để làm loãng dịch nước mũi, khi bệnh tình nặng thì hãy dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ.
Nuoc mui co nhung mau nay phai can trong benh tat-Hinh-4
Khi ra đường bạn nên đeo khẩu trang để hạn chế làm mũi kích ứng. 


Theo Minh Võ/Phụ Nữ Việt Nam