10 địa danh bí ẩn hàng đầu thời Liên Xô

Google News

Các căn cứ tên lửa, trung tâm khoa học, hay khu phức hợp hạt nhân được Liên Xô che giấu trong suốt hàng chục năm trên lãnh thổ của mình.

1 - Vào những năm 1980, Liên Xô đã tạo ra một máy gia tốc hạt với phần chính là một đường hầm có chiều dài tới 21 km. Máy gia tốc này nằm sâu 60m bên dưới Trung tâm khoa học Protvino, thuộc vùng Moscow.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo
 
Sau khi Liên Xô tan rã thì mọi dự án liên quan đến máy gia tốc hạt này đều bị đình chỉ tuy vậy tình trạng của máy vẫn được giữ trong trạng thái tốt và có hy vọng một ngày tái hoạt động.
2 - Trong khi đó tại vùng Nizhny Novogorod có một tổ hợp máy móc kỳ lạ, đó là hệ thống kích nhiệt tầng điện ly trên khí quyển mang tên Sura. Hệ thống này được thiết kế cho mục đích quân sự.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-2
 
Vào năm 1977 một nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm tiến hành các nghiên cứu như vậy khiến hệ thống Sura hiện chỉ còn hoạt động như một phương tiện nghiên cứu thời tiết.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-3
 Lối vào căn cứ tên lửa Dvina.
3 - Trên lãnh thổ đất nước Latvia có những giếng làm bằng bê tông kỳ lạ. Thực chất đây là những giếng phóng thuộc căn cứ tên lửa đạn đạo bí mật được Liên Xô xây dựng trong thời kỳ của Chiến tranh Lạnh có tên Dvina. Vào lúc cao điểm căn cứ trên có tới 4 lên lửa hạt nhân R-12 có tầm phóng 300-500 km.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-4
 Trung tâm nghiên cứu virus tại Zagorsk-6 thuộc vùng Moscow giờ trong tình trạng hoang phế.
4_Trung tâm nghiên cứu virus tại Zagorsk-6 thuộc vùng Moscow là một trong những cơ sở phát triển vũ khí sinh học hàng đầu tại Liên Xô trước đây. Vào năm 1959, một mẫu virus bệnh đậu mùa từ Ấn Độ đã được đưa tới đây và các nhà khoa học đã phát triển nó thành vũ khí sinh học mang tên India-1
5 - Thị trấn Arzamas-16 nằm ở phía tây Liên Xô là trái tim của chương trình vũ khí hạt nhân nước này. Trong suốt 45 năm, tình báo Phương Tây hoàn toàn "mù tịt" về vị trí chính xác của nó, bởi Liên Xô xóa tên hoàn toàn khu vực rộng 232km² này trên bản đồ. Phải tới năm 1994, thị trấn ngầm Arzamas-16 mới được đổi tên thành Sarov với dân số 92.000 người.
6 - Một nơi khác liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân Liên Xô cũng bí ẩn không kém là thành phố bí mật của Sverdlovsk-45, Địa điểm này là nơi đặt nhà máy làm giàu uranium đầu tiên của Liên Xô.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-5
 Thị trấn bí ẩn Sverdlovsk-45 nơi đặt nhà máy làm giàu uranium đầu tiên của Liên Xô.
Nỗ lực trinh sát địa điểm này của tình báo Mỹ đã phải trả giá khi chiếc máy bay U-2 bị bắn rơi gần đó và viên phi công Francis Gary Powers bị bắt sống. Ngày nay Sverdlovsk-45 có tên mới là Lesnoy vẫn là một nơi khép kín và bí ẩn nhất tại Nga.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-6
 Căn cứ tàu ngầm bí mật tại bán đảo Crimea.
7 - Tại khu vực Balaklava trên bán đảo Crimea hiện vẫn còn tồn tại một khu phức hợp mang mật danh Object 825 GTS - thực chất là một căn cứ tàu ngầm bí mật. Căn cứ này có sức chứa tới 14 tàu ngầm sẵn sàng cho tình huống tấn công hạt nhân. Ngày nay nó được mở cửa cho công chúng tham quan.
8 - Cũng trên bán đảo Crimea, gần thành phố Sevastopol tồn tại một căn cứ ngầm mang mật danh Object-221. Căn cứ ngầm có khả năng chống chịu được các vụ tấn công hạt nhân này là một trung tâm chỉ huy khẩn cấp của Hạm đội Biển Đen trong trường hợp Chiến tranh Lạnh bất ngờ chuyển thành "nóng".
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-7
 Khu nhà ở cho các nhân viên vận hành trạm radar tại Skrunda
9 - Tại thị trấn Skrunda tây Latvia, Liên Xô từng triển khai các trạm radar Dnepr-M và Dnestr-M nhằm phát hiện sớm các tên lửa hành trình của NATO.
Trong thập niên 1990 các trạm radar này bị bỏ hoang và trở thành một địa điểm "ma quái" thu hút những lữ khách thích mạo hiểm.
10 dia danh bi an hang dau thoi Lien Xo-Hinh-8
 Khung cảnh hoang phế trên đảo Vozrozhdeniya
10 - Đảo Vozrozhdeniya trở thành đất liền vài năm trước do sự khô kiệt của biển kín Aral tại Trung Á vốn là bãi thử vũ khí sinh học của Liên Xô, đây cũng là căn cứ của một vài đơn vị thuộc Không quân và Hải quân. Hiện nay những gì đã diễn ra trên đảo Vozrozhdeniya vẫn là điều bí ẩn.
Theo Bình Nguyễn RBTH/CAND