Bí ẩn án câu đố chữ, tìm thủ phạm như mò kim đáy bể

Google News

Trong lịch sử hình sự của nước Đức có một vụ án rất đặc biệt, được đặt cho biệt danh là “Vụ án câu đố chữ”. Nó đặc biệt ở chỗ thủ phạm bị phát hiện ra bởi chữ viết, đúng hơn thì phải nói là bởi cách viết chữ cái. Đối với những người tiến hành công việc điều tra thì việc tìm ra thủ phạm đúng là chẳng khác gì mò kim đáy bể.

Vụ án câu đố chữ xảy ra năm 1981 ở thành phố Schkeuditz tại nước CHDC Đức trước đây. Ngày 28/1/1981, cậu bé 7 tuổi Lars Bense bị mất tích và rồi người ta phát hiện thấy xác cậu bé để trong một chiếc va li như thể được ném từ trên tàu hoả xuống đường.
Cậu bé bị xâm hại tình dục và bóp cổ chết. Trong chiếc va li có nhiều tờ tạp chí và báo. Cảnh sát điều tra khám nghiệm nhưng không phát hiện và có được chứng cứ gì có giá trị giúp nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Vì thế, công việc điều tra tập trung chủ yếu vào những câu đố chữ được giải ở tạp chí và báo để trong chiếc va ly.
Bi an an cau do chu, tim thu pham nhu mo kim day be
Tổng cộng có 551.198 mẫu chữ viết tay được thu thập và so sánh trong vụ án (Hình minh họa) 
Nhiều câu đố chữ được giải đầy đủ và có cả những câu đố chữ chưa được giải hết. Cảnh sát điều tra khoanh vùng thủ phạm trong thành phố Halle ở cách Schkeuditz không xa. Các nhà nghiên cứu chuyên về chữ viết được mời đến cùng nghiên cứu và đánh giá.
Họ để ý đến một đặc điểm là người chơi trò câu đố chữ này viết không liền nét ở một số chữ cái như A, E hay Z, ở chữ cái Z lại còn có nét gạch ngang thân. Từ đó, cảnh sát điều tra cho rằng số tạp chí và báo này phải có cùng một nguồn gốc, tức là phải thuộc về một cá nhân nào đó, và đấy là sơ hở lớn nhất của thủ phạm.
Trong phạm vi đã đã được khoanh vùng, chính quyền và cảnh sát đề nghị dân chúng tự nguyện tham gia cung cấp mẫu chữ của họ để so sánh. Suy tính của bên điều tra là tìm ra được người chơi câu đố chữ này thì sẽ tìm ra được thủ phạm.
Bên cạnh đó, cảnh sát còn lấy mẫu chữ viết tay của người dân khi kê khai các loại thủ tục giấy tờ mà có thể sưu tầm được ở khu vực đã được khoanh vùng. Việc khoanh vùng này được quyết định dựa trên đánh giá về số báo và tạp chí trong chiếc va li. Chiến dịch sưu tầm và so sánh mẫu chữ viết kéo dài 10 tháng và được coi là dài nhất trong lịch sử hình sự nước Đức đến nay. Chỉ là việc so sánh cách viết mấy chữ cái.

Mời quý vị xem video: Vụ án con gái sát hại cha ở Anh

Tổng cộng có 551.198 mẫu chữ viết tay được thu thập và so sánh. Nhưng không có mẫu chữ nào trùng hợp. Rồi đến ngày 4/11/1981. Phía điều tra có được mẫu chữ viết tay của một người phụ nữ sống ở vùng đấy nhưng làm việc theo mùa ở tận bờ biển phía bắc. Mẫu chữ viết tay của người phụ nữ này trùng khớp với mẫu chữ trên các câu đố chữ.
Người phụ nữ này không sống ở nơi đấy mà để cho con gái của mình cùng bạn trai của cô gái sống trong căn hộ kia. Đúng như suy tính là tìm ra được người chơi câu đố chữ thì sẽ tìm ra được thủ phạm. Ngay sau đó, cảnh sát đã chỉ ra thủ phạm là người bạn trai của cô gái. Anh ta thú nhận tội lỗi, sau đó bị đưa ra xét xử và tuyên phạt tù chung thân.
Cuộc điều tra tưởng như vô vọng mà rồi cũng kết quả. Tìm kiếm sự trùng hợp mẫu chữ viết tay từ khối lượng mẫu chữ viết tay của hơn nửa triệu người không khải giống như việc mò kim đáy bể hay sao?
Theo Thảo Nguyên/ Pháp luật Việt Nam