Cha già con dại, nhiều gia đình Mỹ gặp cái kết thảm khi về hưu

Google News

Ngày càng có nhiều người Mỹ bị áp lực bởi gánh nặng phải chăm sóc cho 2 thế hệ, bao gồm cha mẹ và con cái của họ, dù bản thân họ đã đến lúc phải được nghỉ ngơi.

Mọi dự định tan thành mây khói
Sinh sống tại hạt Benton – là nơi khai sinh của chuỗi cửa hàng Walmart nổi tiếng thế giới, khi còn trẻ, bà Barb Strickert cũng từng làm việc cho chuỗi cửa hàng hàng này. Về sau, bà trở thành giám đốc phụ trách mảng danh mục hàng hóa và phân tích kinh doanh của Công ty Isotoner – một công ty chuyên doanh về găng tay, ô và các sản phẩm khác.
Năm 1995, bà ly hôn và nhận phần nuôi cả 2 con. Một lần nọ, tại một bữa tiệc sinh nhật bạn thân, bà tình cờ gặp ông Brian – một thợ máy kiêm vũ công. Là một người sôi nổi, ông Brian đã tích cực lôi kéo người phụ nữ lạnh lùng, có phần rụt rè là bà Barb cùng nhảy. 6 tháng sau đó, 2 người đã thành đôi.
Bà Barb thú nhận rằng dù bà nhiều hơn ông Brian đến 13 tuổi nhưng ông luôn động viên, khích lệ, giúp bà có được dũng khí vượt qua khoảng cách tuổi tác.
Sau đám cưới, bà Barb Strickert và chồng đã vạch ra những bản kế hoạch 1 năm, 3 năm và cả kế hoạch 10 năm chung sống. Điểm chung trong các kế hoạch tương lai của vợ chồng họ là tất cả đều kết thúc ở thời điểm dự kiến nghỉ hưu.
Theo tính toán của cả 2, khi bà Barb bước sang tuổi 55, bà Barb sẽ rời công ty và mở một tiệm bánh nhỏ ngay trong căn hộ của họ. Hai ông bà sẽ cho thuê bớt một số phòng trong ngôi nhà, đồng thời cải tạo garage trong nhà thành một xưởng ghi âm để làm nơi giao lưu của các nghệ sỹ địa phương. Họ sẽ cùng nhau trồng một vườn rau hữu cơ và đặt tên cho khu nhà nghỉ của họ là Whispering Pines Farm and Home.
Để chuẩn bị cho kế hoạch, ông Brian đã bắt tay vào tự cải tạo ngôi nhà. Năm 2014, ông Brian cũng đã bán công ty chuyên kinh doanh cho thuê thiết bị âm thanh và ánh sáng và dành 14 tuần trời để chuẩn bị cho việc lập xưởng ghi âm. Một số khác hàng cũng đã tìm đến với cơ sở của ông.
Tuy nhiên, những kế hoạch đẹp đẽ và tỉ mẩn mà bà Bard và ông Brian đã dày công chuẩn bị cho tương lai của 2 người cuối cùng đều không thành. Khi xưởng ghi âm của ông Brian còn chưa chính thức đi vào hoạt động thì bà Marlene Creitz - bà mẹ 83 tuổi của bà Barb chuyển đến sống cùng với họ. Bà Creitz bị mắc bệnh viêm khớp nên chi phí chăm sóc sức khỏe bị đẩy lên khá cao, không thể tự trang trải.
4 tháng sau đó, căn phòng còn lại trong căn hộ bằng gỗ của vợ chồng bà Barb – mà họ vốn dự định để làm căn hộ cho thuê – được dành cho người con gái 34 tuổi của bà. Con gái của bà Bard cũng buộc phải trở về sống cùng với mẹ ở tuổi trưởng thành sau khi căn bệnh về cột sống từ thuở nhỏ tái phát. Bệnh tật cộng với những vấn đề về tâm lý khiến chỉ việc vứt đồ vào máy giặt đôi khi cũng là những việc duy nhất mà Rebecca có thể làm được trong ngày.
Nguồn thu nhập duy nhất của Rebecca là 700 USD tiền trợ cấp cho người tàn tận. Các chi phí thăm khám sức khỏe và thuốc men của cô được bảo hiểm chi trả nhưng chi phí cho những khoản như quần áo, thực phẩm… đã vượt quá con số USD. Điều đó đồng nghĩa với việc Rebecca phải dựa vào mẹ khi đã 25 tuổi.
Bước sang tuổi 64 – lứa tuổi mà theo kế hoạch thì bà đã về hưu – nhưng nay vì trách nhiệm mới với mẹ và con gái nên bà Barb không thể nghỉ hưu mà vẫn phải tiếp tục làm việc để kiếm tiền.
“Theo tính toán của tôi, ở tuổi này, tôi sẽ nghỉ hưu. Thế nhưng mọi việc đã không diễn ra theo kế hoạch. Tôi sẽ vẫn phải làm việc cho đến khi không còn có thể làm việc được nữa. Tất cả những kế hoạch tươi sáng ở thời điểm này chỉ còn có thể nói đến cho vui chứ chẳng còn nghĩa lý gì”, bà buồn bã nói.
Cha gia con dai, nhieu gia dinh My gap cai ket tham khi ve huu
 
Túng quẫn khi bước sang tuổi xế chiều
Theo thống kê, ngày càng có nhiều những người Mỹ sinh ra ở thời kỳ bùng nổ về số trẻ được sinh ra và nay đã ở tuổi chớm già thay vì bắt đầu nghỉ hưu theo đúng tuổi lại lâm vào cảnh vừa phải chăm sóc cho cha mẹ đã già vừa phải chăm con đã trưởng thành. Họ phải đối mặt với áp lực phải chăm sóc người thân liên tục, những giấc mơ dang dở và cả việc chi tiêu tăng thêm.
Một khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành năm 2014, cho thấy có đến 52% những người Mỹ ngoài 60 tuổi, tương đương 17,4 triệu người – đang phải hỗ trợ tài chính cho cha mẹ hoặc con đã trưởng thành của họ.
Con số này tăng hơn đáng kể so với tỉ lệ 45% ở khảo sát năm 2005. Trong số đó, theo kết quả khảo sát, có khoảng 1,2 triệu người phải hỗ trợ cho cả cha mẹ và con cái, tăng gấp đôi so với con số của một thập kỷ trước đó.
Cảnh túng quẫn mà những người thuộc nhóm này gặp phải đến từ cả 2 phía. Theo một phân tích của Viện đô thị thuộc trường Đại họ Michigan, với việc tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng lớn hơn, số người trên 60 tuổi sống cùng với cha mẹ của họ đã tăng hơn gấp đôi so với năm 1998, lên đến khoảng 10 triệu người.
Cùng với đó, nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ số trẻ được sinh ra ở đầu thế kỷ trước cũng đang phải giúp con cái của chính họ tìm kiếm sự nghiệp hay xử trí những vấn đề về sức khỏe. Một số người thì phải giúp con cái chia sẻ gánh nặng do khoản vay nợ sinh viên để lại.
Theo một khảo sát do Liên minh chăm sóc sức khỏe quốc gia của Mỹ thực hiện, hơn 1/3 những người ngoài 60 tuổi đang phải chăm sóc cho cha mẹ cho biết họ gặp phải khó khăn về kinh tế từ mức vừa phải tới mức nhiều.
Tình hình này càng trở nên khó khăn hơn khi cha mẹ của nhiều người sinh ra cùng thời với bà Barb khi đến tuổi nghỉ hưu vào những năm 1990 không có lương hưu theo chương trình hưu trí 401(k) cũng không có nhiều tiền tiết kiệm, khiến họ lâm vào tình cảnh đầy bấp bênh, đến mức thậm chí không có tiền đi viện khi trái gió trở trời.
Cha mẹ của bà Barb cũng là những người như vậy. Sau khi về hưu, ông bà thậm chí còn không đủ tiền mua xăng để di chuyển. Muốn cha mẹ có cuộc sống dễ chịu hơn, bà Barb từng bỏ tiền mua cho cha mẹ một căn nhà di động ở gần công viên. Một buổi tối nọ, cha bà đi ngủ và không bao giờ tỉnh lại. Còn lại một mình, bà Marlene từng cố sống một mình để không phải phiền con cháu.
Thường ngày, bà Marlene chỉ nằm trên giường, suy nghĩ về người chồng quá cố và người con trai không may cũng đã qua đời khi mới ngoài 50 tuổi. Việc di chuyển của bà cũng rất khó khăn vì bà bị viêm khớp từ những năm 1960 và đã phải thay cả 2 khớp hông, trong đó có một khớp đã phải thay đến 2 lần. Một ngày nọ, bà đã lái xe tông trúng vào nhà. May mắn là có vài người đi qua nhìn thấy nên đã kịp kéo bà ra khỏi xe.
Sau lần đó, bà Barb và các chị em quyết định không thể để mẹ tiếp tục sống một mình. Ban đầu, bà Marlene về sống với một người chị của bà Barb. Tuy nhiên, đến tháng 4/2015, bà Barb quyết định đón mẹ về sống cùng. Lúc này, phần gối của bà đau đến mức không thể đi nếu không có nạng. Chứng viêm khớp cũng khiến bà chẳng làm được gì.
Nếu nghỉ hưu, bà Barb sẽ có khoản lương hưu 1.000 USD. Số tiền này có thể đủ trang trải cuộc sống nếu chỉ có 2 vợ chồng bà nhưng bà còn phải để dành tiền để chi trả chi phí sinh hoạt cho Rebecca và cả mẹ bà. “Điều duy nhất mà tôi lo lắng hiện nay là liệu tôi còn đủ sức khỏe để kiếm tiền đến bao giờ”, bà nói. Để chuẩn bị cho tương lai, bà cũng đang tích cực nghĩ các cách khác để kiếm thêm thu nhập.
Bà Marlene không thể không cảm nhận được những khó khăn mà các con đang phải chịu. Bà nói rằng bà hy vọng mình sớm chết đi để không còn là nỗi lo lắng của gia đình. “Ở tuổi tôi, sớm muộn gì cũng phải chết nên tôi đã sẵn sàng thay đổi địa chỉ cư trú sang thiên đường”, bà cụ nói. Tuy nhiên, bà Barb cũng không cho phép bản thân mình có thể chán nản vì không thể thực hiện được ước mơ.
“Tôi không thể bỏ mặc gia đình vì sự bất tiện với bản thân”, bà nói. Đến nay, bà và chồng không còn vạch ra những kế hoạch dài hạn cho cuộc sống của họ.
Theo Hoàng Nam/Báo Pháp Luật