Tổng thư ký mới của NATO Stoltenberg đang ở Washington tuần này, nhưng bất chấp yêu cầu gặp mặt, Nhà Trắng vẫn từ chối. Liệu đây có phải là dấu hiệu của mối quan hệ căng thẳng giữa Tổng thống Obama với các nhà lãnh đạo Châu Âu trước đề xuất quân đội chung của Châu Âu?
|
Tổng thống Obama từ chối gặp Tổng thư ký NATO vì vấn đề thành lập quân đội chung của các nước đồng minh Châu Âu? |
Theo cựu đại diện của Mỹ trong khối NATO, ông Kurt Volker, chính quyền nước này đã tuyên bố chắc nịch rằng, nếu Tổng thư ký NATO tới Washington, Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp với ông ấy. Tuy nhiên, khi ông Stoltenberg thực hiện chuyến công du ba ngày tới Washington thì ông Obama lại không đáp lại lời đề nghị gặp gỡ từ phía Tổng thư ký. Đây là hành động bất ngờ đối với hầu hết Châu Âu.
“Chúng ta đang thực hiện củng cố quốc phòng chung lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc”, ông Stoltenberg phát biểu. Hành động này của nước Mỹ là ví dụ mới nhất về mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh Châu Âu trước đề xuất thành lập một quân đội chung của Châu Âu.
“Tôi nghĩ ý tưởng về chính sách quốc phòng chung của Châu Âu chỉ là một ý tưởng cũ và nó luôn là vấn đề bất đồng giữa Mỹ và khối đồng minh Châu Âu”, ông Mateusz Piskorski, Giám đốc Trung tâm Phân tích Địa chính trị châu Âu cho biết. “Lần cuối chúng tôi nghe về ý tưởng này là vào năm 2003-2004, khi cuộc chiến ở Iraq đang diễn ra”.
Một số chính trị gia từ các nước thành viên chủ chốt trong khối NATO đã thể hiện sự ủng hộ cho
quân đội Châu Âu. Một trong số đó là ông Alexander Neu, thành viên chủ chốt đến từ Đức.
“Tôi cho rằng quốc gia chủ chốt sẵn sàng ủng hộ ý tưởng thành lập quân đội Châu Âu là Đức. Sau đó là các quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp”, ông Piskorski phát biểu.
Hải Yến (theo Sputnik)