Ký ức đầy ám ảnh của tù nhân bị biệt giam lâu nhất nước Mỹ

Google News

Căn phòng biệt giam nhốt Woodfox không khác gì một hộp sắt với chiều dài chỉ 3m và chiều rộng là 2m, với không khí và ánh sáng tự nhiên lọt vào qua một ô cửa rất nhỏ.

Cuối năm 1971, Albert Woodfox cùng 2 tù nhân khác là Robert Hillary King và Herman Wallace bị kết án chung thân về tội cướp có vũ trang, được chuyển đến giam giữ tại Nhà tù Penitentiary (bang Louisiana) - nơi có mức độ an ninh hàng đầu nước Mỹ.
Ky uc day am anh cua tu nhan bi biet giam lau nhat nuoc My
 Albert Woodfox trong nhà tù Penitentiary vào năm 1973.
Tháng 4/1972, cả 3 người bị cho là liên quan tới cái chết của viên cai ngục Brent Miller. Cáo trạng tại tòa án cho biết ông Woodfox đã ôm cai ngục Miller từ đằng sau để 2 đồng bọn dùng lưỡi dao lấy từ máy cắt cỏ và một con dao sử dụng trong nhà tù đâm chết nạn nhân. Tòa án sau đó đã quyết định chuyển họ sang chế độ biệt giam.
Đầu năm 2001, Robert King được chứng minh ngoại phạm trong vụ giết người năm xưa. Wallace cũng được phóng thích vào tháng 10/2013 vì lý do sức khỏe. Nên chỉ còn lại Albert Woodfox .
Căn phòng biệt giam nhốt Woodfox không khác gì một hộp sắt với chiều dài chỉ 3m và chiều rộng là 2m, với không khí và ánh sáng tự nhiên lọt vào qua một ô cửa rất nhỏ.
Trong phòng chỉ có một chiếc giường, một chiếc ghế được gắn chặt vào tường và bồn vệ sinh. Albert Woodfox bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, công việc hằng ngày của ông chỉ là đi đi lại lại qua 4 góc tường.
Nếu tiết trời mùa hè khô ráo, Woodfox được ra ngoài 3 tiếng/tuần ở một khoảng trống có diện tích 8,1m², nằm bên trong khuôn viên khu biệt giam bao quanh bởi hàng rào gắn điện cao thế. Vào mùa đông, trung bình cứ 4 tiếng/tuần, người tù nhân có thể đi dạo dọc theo hành lang khu biệt giam dưới sự giám sát nghiêm ngặt của đội ngũ quản giáo, không được hưởng quy chế lao động và học tập như những tù nhân bình thường khác.
Điều đáng sợ nhất trong kí ức 4 thập kỉ biệt giam của Albert là sự thiếu vắng những mối liên hệ giữa người với người, ông thậm chí còn mắc chứng sợ không gian kín và cả sợi xích trong xà lim.
Mô tả nỗi cô đơn, sợ hãi trong phòng biệt giam, Woodfox cho biết: "Những ngày tháng đó khiến tôi sợ tới mức bắt đầu la hét và không thể dừng lại. Tôi thường xuyên cuộn tròn người lại như một bào thai trong bụng mẹ và nằm như vậy suốt cả ngày. Tôi từng sợ hãi tới mức tự tấn công chính mình”.
"Không có truyền hình, sách báo hay bất kỳ thứ gì đó để giết thời gian đồng thời có thể làm giảm cơn ác mộng trong địa ngục này”, Woodfox kể lại chuỗi ngày kinh hoàng mình từng phải chịu đựng.
Các chuyên gia nhân quyền cho rằng khoảng thời gian ông bị biệt giam ngang với tra tấn. "Việc bị giam giữ cô lập trong thời gian dài như vậy đã có những tác động to lớn làm suy nhược sức khoẻ cũng như tinh thần của Woodfox”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest nói.
Trước đây, Albert Woodfox đã 2 lần kháng cáo tuy nhiên đều bị bác bỏ. Lần mới đây nhất tòa phúc thẩm liên bang lật lại trường hợp của ông là vào năm 2014 sau đó, ông vẫn bị giam giữ chờ ngày xét xử lại.
Ky uc day am anh cua tu nhan bi biet giam lau nhat nuoc My-Hinh-2
 Niềm vui sướng sau 43 năm bị biệt giam.
Năm 2016, trong phiên tòa thứ ba, Woodfox bị tuyên án về tội ngộ sát. Ông không kháng cáo nữa, và đổi lại được ra tù sớm hơn thời hạn. "Dù tôi vẫn khẳng định mình vô tội song tuổi tác và sức khỏe khiến tôi chấp nhận phán quyết", ông nói.
Giờ đây, khi đã trong vòng tay người thân nhưng 43 năm nơi biệt giam là những tháng ngày đen tối mà ông không thể nào quên và đôi khi nó vẫn trở lại trong những giấc mộng kinh hoàng.
Theo Huyền Anh/Dân Việt