Những quốc gia chịu nắng nóng khủng khiếp ở châu Á

Google News

Kể từ đầu tháng tư tới nay, một loạt các kỷ lục về nhiệt độ cao đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia châu Á.

Đợt nắng nóng từ đầu tháng tư tới nay được CNN mô tả là "nghiêm trọng nhất lịch sử châu Á". Một vài quốc gia chịu tác động mạnh của đợt nắng nóng này bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Lào.
Các chuyên gia của CNN cho rằng, nền nhiệt trung bình ở nhiều quốc gia châu Á liên tục lập kỷ lục cao mới, trong khi đợt nắng nóng của năm 2023 mới chỉ bắt đầu. Chắc chắn trong mùa hè này, nắng nóng ở châu Á sẽ không hề thuyên giảm mà thậm chí còn gia tăng thêm.
Tại Đông Nam Á, một số quốc gia công bố nhiệt độ cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng tư. Tiểu lục địa Ấn Độ trở thành "chảo lửa", nắng nóng tới 45 độ C khiến hàng chục người thiệt mạng.
Nhung quoc gia chiu nang nong khung khiep o chau A
 Nắng nóng kỷ lục tại nhiều quốc gia châu Á khiến cuộc sống của người dân đảo lộn. Ảnh: CNN.
Theo Washington Post, tháng 4 và tháng 5 thường là thời điểm nóng nhất trong năm tại Thái Lan. Trung tuần tháng tư vừa rồi, quốc gia này đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất vượt ngưỡng 45,5 độ C. Trước đó, kỷ lục về nhiệt độ của Thái Lan chỉ là 44,6 độ C, được ghi nhận tại Mae Hong Son hồi năm 2016.
Lào cũng lập kỷ lục mới về nhiệt độ ghi nhận được tại Luang Prabang. Theo các chuyên gia, nhiệt độ ghi nhận được có lúc lên tới 42,7 độ C, xô đổ mọi kỷ lục trước đó.
Myanmar đạt nhiệt độ kỷ lục vào ngày 17/4 với nhiệt độ ghi nhận được lên tới 44 độ C.
Khu vực Nam Á ghi nhận tình trạng nắng nóng gây chết người. Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh đều có mức nhiệt trên 40 độ C trong nhiều ngày. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận tại Ấn Độ lên tới 44 độ C. Nắng nóng khiến hàng trăm người Ấn Độ phải nhập viện mỗi ngày.
Tuy nhiên, so với năm 2022, nhiệt độ trung bình tại Ấn Độ năm nay vẫn còn "mát mẻ" hơn đôi chút. Mùa hè năm 2022, Ấn Độ từng hứng chịu đợt nóng dữ dội kéo dài nhiều tuần lễ, nhiệt độ ghi nhận được lên tới 49 độ C.
Nhung quoc gia chiu nang nong khung khiep o chau A-Hinh-2
 Các hoạt động ngoài trời bị ảnh hưởng nặng nề bởi nắng nóng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới GDP của các nước châu Á. Ảnh: CNN.
Giới khoa học nhận định, tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đang diễn biến trầm trọng hơn và nhanh hơn. Người dân ở phần lớn châu Á sẽ phải tiếp xúc với mức nhiệt cao trong mùa hè, đôi lúc chạm ngưỡng 51 độ C - thách thức giới hạn về khả năng sinh tồn của con người, nhất là những người làm việc nặng nhọc ngoài trời.
Trong khi đó tại Trung Quốc, nhiều nhà khoa học tin rằng một vài thành phố ở quốc gia này sẽ mát mẻ hơn trong thời gian tới, với mức nhiệt giảm trung bình khoảng 10 độ C so với mùa hè của những năm trước đó.
Trần Trân (theo CNN, Washington Post)