Toàn cảnh trận đấu xe tăng lớn nhất sau thế chiến thứ 2

Google News

Chiến tranh “Yom-Kippur” đã đi vào lịch sử với việc sử dụng quy mô xe tăng lớn kỷ lục của Ả rập và Israel.

Theo thông tin của Bộ quốc phòng Israel về trận đấu xe tăng lớn nhất, tổn thất trên mặt trận Israel là 250 xe tăng, còn Sirya và đồng minh là 1500 xe tăng.
Sau khi ký kết ngừng bắn khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, Ai Cập và Sirya tiếp tục tăng cường sức mạnh chiến đấu bằng việc mua vũ khí từ Liên Xô và Tiệp Khắc. Vào năm 1956, Ai Cập đã nhận được 120 xe tăng T-34-85 từ Séc, cho phép họ trang bị lại vào cuối năm (thực tế là thành lập mới) sư đoàn xe tăng số 4 – đã đánh tan trong các trận chiến ở Sinai. Việc cung cấp T-34 được tiếp tục trong những năm 1962-1963.
Trong giai đoạn này, Ai Cập đã nhận được 130 T-54A. Trong những năm 1965-1967, đã có khối lượng lớn 150 T-34-85 và T-55, 25 IS-3 và 150 PT-76 được mua. Sirya đến năm 1967 đã nhận từ Liên Xô khoảng 750 xe tăng T-34-85 và T-54A. Các xe tăng T-54 được trang bị hoàn toàn cho các lữ đoàn tăng số 14 và 44.Năm 1967, quân đội phòng vệ Israel cũng như các nước đối phương, về cơ bản, đã hoàn thành việc tái vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh.
Lực lượng xung kích chính của các lữ đoàn thiết giáp Israel là 385 Centurion (với pháo 105mm) và 250 M48 (chủ yếu là pháo 90mm). Israel chuẩn bị các cuộc tấn công mạnh, mang tính chất phủ đầu (превентивный – đề phòng, phòng ngừa) vào phía Ả rập nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề tranh chấp.
Đối thủ chính của Israel là Ai Cập – trên bán đáo Sinai, Naser tập trung 5 sư đoàn tăng (935 xe tăng và pháo tự hành) cùng 2 sư đoàn bộ binh. “Chiến tranh sáu ngày” đã bắt đầu từ mùng 5 tháng 6 bằng loạt không kích của không quân Israel vào các sân bay Ả rập. Các trận không kích diễn ra thành công và chiếm ưu thế tuyệt đối trên không trong vài chục phút.
Ngay loạt trận không kích là các cụm thiết giáp với lực lượng chính là các đơn vị xe tăng Centurion tham chiến. Sáng mùng 6/6, chúng đã tiến vào sâu 25 kilomet trong lãnh thổ Ai Cập và đấu súng với sư đoàn xe tăng Ai Cập số 2.
Trong ngày này, Tư lệnh quân đội Ai Cập – tướng Amer đã ra lệnh rút khỏi bán đảo Sinai và rất nhanh chóng, nó trở thành cuộc tháo chạy. Mùng 8 tháng 6, lực lượng thiết giáp Israel đã tới kênh đào Sue. Như quân đội Israel dự kiến, cuộc chiến đã được giải quyết trong 2 ngày đầu tiên. Với quân đội Ai Cập ở Sinai, tất cả đã kết thúc. Trận “blitzkrieg” Sinai, quân đội Israel tổn thất lớn với 122 xe tăng. Tuy nhiên, nó không đáng kể khi so sánh với tổn thật của Ai Cập: 820 trong tổng số 935 xe tăng và pháo tự hành bị phá hủy và trở thành chiến lợi phẩm: 291 T-54A, 82 T-55, 251 T-34-85, 72 IS-2M, khoảng 50 Sherman, 29 PT-76 và 51 pháo tự hành Su-100.
Toan canh tran dau xe tang lon nhat sau the chien thu 2
 
Hướng mặt trận Sirya, các cuộc đụng độ chỉ bắt đầu vào mùng 9/6. Israel tiến hành cuộc tấn công với lực lượng 6 lữ đoàn xe tăng trang bị Centurion. Chống lại các đơn vị này là 2 lữ đoàn xe tăng số 14 và 44, trang bị T-54. Vào cuối ngày, trận địa phòng ngự của Sirya bị chọc thủng. Tuy nhiên, cũng trong ngày này, đã có quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chấm dứt chiến tranh. Mặt trận Sirya là nơi duy nhất là tỷ lệ tổn thất về xe tăng thuộc về Israel: quân đội Sirya mất khoảng 80 xe tăng (73 T-54 và T-34-85, 7 Su-100, một số PzKrfw IV và Sutug III), trong khi Israel tổn thất 160 xe tăng.
Cuộc chiến tranh sáu ngày chỉ làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Israel đã tiếp tục phát triển quân đội khi tập trung trước hết vào việc tăng cường lực lượng thiết giáp. Trong biên chế của họ lúc nào, đã có thêm vài trăm xe tăng T-54/55 chiếm từ phe Ả rập. Trên các xe tăng này đã lắp pháo L7 do Mỹ sản xuất, súng máy bay; trên một số xe tăng cũng thay động cơ diesel bằng động cơ Mỹ. Các xe tăng T-54 nâng cấp trong quân đội Israel gọi là “Tiran”. Các xe tăng lội nước PT-76 được tiếp nhận vào trang bị với việc thay súng máy và khí tài vô tuyến. Tổng cộng, trong trang bị lục quân Israel có 1500 xe tăng do Mỹ, Anh và Pháp sản xuất (M60, M48, Centurion”, AMX-13), cũng như khoảng 200 chiến lợi phẩm T-54/55 và PT-76 do Liên Xô sản xuất.
Toan canh tran dau xe tang lon nhat sau the chien thu 2-Hinh-2
 
Việc tái vũ trang, đúng hơn, là khôi phục sức mạnh chiến đấu của quân đội các nước Ả rập trong giai đoạn 1967-1973 đã diễn ra với tốc độ chưa từng có. Ai Cập trong thời gian này đã nhận được 1260 T-54/55, 400 T-62, 150 xe chiến đấu bộ binh mới nhất BMP-1 và nhiều loại vũ khí khác. Quân đội Sirya cũng được vũ trang quy mô lớn không kém. Đầu cuộc chiến, quân đội Ai Cập có 2200 xe tăng và pháo tự hành (trong số đó – 850 T-54/55), Sirya – 1350 (chủ yếu là T-54 và T-55).
Ai Cập chuẩn bị chiến tranh ở Sinai năm 1971, kết hoạch cuối cùng được duyệt vào tháng 8 năm 1973. Chiến tranh bắt đầu vào ngày lễ Yom-Kippur của Israel (vì thế, cuộc chiến này gọi là “Chiến tranh Yom Kippur”) – mùng 6 tháng 10 năm 1973. Vào 15.00, quân đội Ai Cập vượt qua kênh đào Sue. Ở bờ tây là hệ thống các công sự của Israel. Mùng 7-8 tháng 10, Israel cố gắng phản công 5 sư đoàn bộ binh Ai Cập với sự yểm trợ của các lữ đoàn tăng thuộc sự đoàn tang số 162 và 252 đang vượt sông. Như vào rạng sáng ngày 7 tháng 10, lữ đoàn xe tăng 460 cơ động yểm trợ hỏa lực tầm xa, đã bắn cháy 67 xe tăng T-55 và T-62 của Ai Cập mà không bị tổn thất. Tuy nhiên, lữ đoàn 460 bị tổn thất nặng vì tên lửa chống tăng điều khiển và súng phóng lựu và phải rút lui.
Trận đấu tăng kịch liệt ở khu vực Kantara kéo dài suốt ngày mùng 8 tháng 10. Trong ngày này, sư đoàn tăng 162 đã tổn thất khoảng 120 xe tăng, sư tăng 252 tổn thất khoảng 170 tăng. Lữ đoàn tăng 600 từ một trong số các cuộc tấn công đã tổn thất 24 xe tăng trong 18 phút – để đối phó với các xe tăng, quân Ai Cập sử dụng 2 phi đội trực thăng Mi-4 trang bị tên lửa chống tăng điều khiển. Trong ngày hôm sau, lữ đoàn tăng 190 thực tế bị tiêu diệt hoàn toàn, Tư lệnh lữ đoàn Asaf Yaturi bị bắt làm tù binh.
Mùng 10 tháng 10, trên chiến trường đã xuất hiện lữ đoàn xe tăng dưới sự chỉ huy của Đại tá Ioel Gonen – cụm chiến thuật “Gonen” trong biên chế có các xe tăng T-54/55 của Ai Cập và Sirya chiếm được trong cuộc chiến tranh Sáu ngày. Lữ đoàn này hoạt động trong phạm vi giữa Ismail và El-Firdan tới phía đông bắc cầu Firdan. Ở đây, các xe tăng T-54/55 đã tham gia phòng thủ các cứ điểm quan trọng bố trí trên các đồi cát có tên gọi “Những ngôi nhà của người Anh” (do đóng trên các trại lính Anh cũ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất). Từ vị trí này có thể quan sát và kiểm soát rất tốt toàn bộ địa hình kéo dài tới kênh đào Suez. Cùng với các xe tăng Centurion và M-48, các T-54/55 của Israel đã tham chiến chống lại các T-55 và Su-100 của Ai Cập tấn công từ hướng kênh đào. Sau chiến tranh tháp lắp pháo L7 105mm của T-55 bị bắn cháy đã được mang về Cairo để nghiên cứu.
Sau một thời gian yên tĩnh, ngày 14 tháng 10, lúc 6 giờ sáng, quân Ai Cập bắt đầu tấn công mạnh trên 6 hướng của mặt trận với sự tham gia của hơn 1200 xe tăng. Vào thời điểm đó, Israel có thể tập trung ở Sinai 750 xe tăng. Khi đó, đã bắt đầu trện đấu lớn nhất sau trận đấu tăng ở vòng cung Kursk. Tổng cộng, hai bên tung vào trận chiến hơn 2000 xe tăng. Cuộc đấu tăng kịch liệt kéo dài trong toàn bộ ngày hôm đó. Như ở hướng trung tâm, các xe tăng M-48 thuộc sư tăng thiết giáp 143 đã chặn hướng tấn công của Ai Cập từ xa và trong 50 phút, quân Ai Cập tổn thất 50 xe tăng T-55. Đến chiều, rõ ràng, tổn thất nghiêng về phía Ai CẬp. Trong ngày này, bên tấn công mất 264 đơn vị thiết giáp, còn bên phòng thủ – 43.
Ngày 15 tháng 10, sau khi tổ chức lại lực lượng, quân đội Israel đã tấn công vào hướng nam mặt trận ở khu vực hồ Gorki Lớn. Ngày 24 tháng 10, thành phố Suez đã bị bao vây. Ngày 25 tháng 10, khi còn cách Cairo khoảng 100 kilomet, cuộc tấn công đã ngừng lại theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trên cao nguyên Golan, mùng 6 tháng 10, quân đội Sirya đã tấn công vào tuyến phòng ngự đầu tiên của Israel, nhưng trận đấu tăng hạng nặng đã kéo dài đến tối. Bóng tối hỗ trợ quân đội Sirya – các xe tăng T-55 và T-62 trang bị khí tài nhín đêm, còn các kíp xe Centurion” và M-48 chỉ có thể dựa vào đạn vạch sáng và tên lửa, đèn pha và đèn chiếu. Lúc đầu, lính tăng Israel đã bật đèn pha để tham chiến, nhưng rõ ràng, làm như vậy sẽ lộ vị trí xe tăng, đèn pha trong trường hợp này chỉ ủng hộ quân đội Sirya. Còn đối với tên lửa vạch sáng, các trưởng xe Israel không kịp quan sát thấy đối phương để chỉ thị mục tiêu cho pháo thủ. Sau đó, trong bóng đêm, một số xe tăng bị va vào đá và đứt, gãy xích. Tư lệnh lữ đoàn tăng Israel đã ra lệnh cho các xe của mình đứng tại vị trí và bắn vào bất kỳ mục tiêu nào đang di chuyển.
Các trận chiến khốc liệt trên mặt trận Sirya kéo dài tới mùng 10 tháng 10, khi quân đội Israel chiếm lại vị trí và tiến tới ranh giới ngừng bắn trước đó. Trong ngày này, phía Ả rập đã có Iraq và Jordani tham chiến. Ngày 12 tháng 10, quân đội Israel đã có thể tiến sâu vào lãnh thổ Sirya 10-20 kilome, các bộ phận quân đội Siry bị chia cắt và đẩy lùi. Tuyến đường tới Damacus đã được mở ra. Quân đội Iraq đã cứu thủ đô Sirya. Chiều 12 tháng 10, sư đoàn xe tăng Iraq số 3 trang bị T-54 đang hành quân đã tấn công các lữ đoàn xe tăng số 9 (trang bị Centurion) và 679 (trang bị Sherman) của Israel. Đây là trận đánh đầu tiên của lính tăng Iraq trong lịch sử quân đội nước này. Thực tế, sư đoàn đã bị tiêu diệt – bị mất khoảng 80 xe tăng (nguồn khác – 120) nhưng không thế ngăn chặn sức tấn công của Israel. Ngày 20 tháng 10, Israel và Sirya đã ký hiệp định đình chiến.
Theo thông tin của Bộ quốc phòng Israel, tổn thất trên mặt trận Sirya là 250 xe tăng, còn Sirya và đồng minh – 1500 xe tăng (chủ yếu là T-54/55). Chiến tranh “Yom-Kippur” đã đi vào lịch sử với việc sử dụng quy mô lớn xe tăng T-54/55 từ phía Ả rập cũng như Israel. Mặc dù tổ thất cao, nhưng về tổng thể, tối thiểu, các xe tăng T-54/55 đáp ứng mức độ hiện đại đối với xe tăng thiết giáp phương Tây. Việc này được công nhận bởi chính người Israel – một sỹ quan cao cấp trong quân đội Israel đã từ chối so sánh các xe tăng Mỹ với T-54 và T-62 khi nhấn mạnh rằng quân Ả rập “đơn giản là thể hiện không đúng lúc và đúng chỗ, gây ra tổn thất cao về xe tăng”. Sự khẳng định khác là ngay sau chiến tranh, để tìm kiêm sự thay thế M-60 của Mỹ, Israel đã đề nghị mua xe tăng “Chieftain” của Anh.
Cuộc xung đột tiếp theo ở Trung Đông có sự tham gia của T-54/55 là chiến tranh ở Lebanon năm 1982. Các cuộc đụng độ diễn ra giữa Sirya và tổ chức vũ trang giải phóng Palestin (PLO) với Israel. Vào thời điểm đó, đã trở nên tụt hậu và đóng vai trò chính là các xe tăng T-62 và T-72 hiện đại hơn. Nhưng các xe tăng T-54/55 vẫn có số lượng đáng kể trong quân đội Sirya cũng như phiên bản nâng cấp có tên gọi Ti-67 trong quân đội Israel.
Đầu năm 1982, quân đội Sirya ở Lebanon đang kiểm soát khoảng 70% lãnh thổ nước này, gồm có thủ đô Beirut. Phần lớn lực lượng tinh nhuệ của Sir tại Lebanon tập trung ở thung lũng Beka: sư đoàn tăng số 1 và lữ đoàn tăng 91 trang bị T-62 và T-72. Ở Beirut và quanh thành phố là lữ đoàn tăng độc lập số 85 và một số đại đội xe tăng trang bị T-54. Tổng cộng, lục quân Sirya có 2200 T-54/55, 1100 T-62 và 400 T-72. Đồng minh Sirya – tổ chức giải phóng Palestin (PPO), trong biên chế có lực lượng thường trực (chủ lực) – 6 lữ đoàn quân đội giải phóng Palestin; 4 lữ đoàn thường trực đóng ở Lebanon, 2 – ở Sirya. Biên chế lữ đoàn Palestin là 3 tiêu đoàn “commandos”, đại đội xe tăng (T-34 hoặc T-54/55; tổng cộng lực lượng PLO có 60 T-35-85 nhận được từ Hungari, 40-50 T-54/55 – trước đó thuộc quân đội Sirya), 1-2 đại đội pháo 122mm hoặc “Cachiusa” BM-21 (Grad – tổng cộng 320 pháo và BM-21).
Trong quân đội Israel có 1100 xe tăng Centurion, 650 M-48, 810 M-60, 400 “Merkava”, 250 T-54/55, 150 T-62. Mật danh cuộc chiến ở Lebanon – chiến dịch “Hòa bình Galile” với 1200 xe tăng. Cuộc tấn công được lên kế hoạch theo ba hướng – hướng tây (tới Beirut), hướng trung tâm và vào thung lũng Beka.
Chiến sự bắt đầu từ mùng 6 tháng 7 năm 1982, khi quân đội Israel vượt qua biên giới bắc Lebanon. Những cuộc đụng độ đầu tiên giữa Israel và Sirya diễn ra mùng 8 tháng 6 (sau khi Israel đánh tan các căn cứ chiến binh PLO) trong trận đánh ở Jeazzin. Ngày 11 tháng 6, các trận đánh lớn đã diễn ra ở ngoại ô Beirut. Buổi sáng, các phân đội thuộc sư đoàn xe tăng số 96, các lữ đoàn “Golan” đã tấn công trận địa lữ đoàn xe tăng 85 và sư đoàn bộ binh 62 của Sirya đang chiến đấu cùng các lữ đoàn PLO. Gần thành phố Kfar-Sil, nơi có 2 đại đội “comandos” và 28 xe tăng T-54 phòng thủ do 2 đại đội bộ binh thuộc lữ đoàn “Golan” được tăng cường tiểu đoàn xe tăng Merkava. Trong trận đánh, một trong các đại đội Merkava đã bắn cháy 16 xe tăng T-54 và 3 BMP, nhưng đại đội trưởng thiệt mạng. Quân đội Israel cần đến 19 giờ để vượt qua đường phố chính của Kfar-Sil dài tổng cộng 1 kilomet. Khi vượt qua thành phố, xe tăng Israel đã tiến thẳng tới ranh giới phía Nam sân bay quốc tên Beirut.
Sau khoảng thời gian yên tĩnh, chiến sự ở khu vực Beirut lại bùng nổ. Tháng 8, trong khu vực phòng thủ sân bay, tiểu đoàn tăng T-54 thuộc lữ đoàn tăng 85 và 3 tiểu đoàn comandos có lực lượng đông hơn quân đội Israel.
Cuộc đấu tăng quy mô lớn cuối cùng giữa Israel và quân Ả rập đã kết thúc vào mùa thu năm 1982. Tổ thất trong chiến tranh đối với hai bên đều nặng nề. Quân đội Israel tổn thất không dưới 1/3 số lượng xe tăng. Theo thông tin của Israel, quân đội Sirya và PLO mất 334 xe tăng.
Theo VNMILITARYHISTORY.NET