Từ vanda được hình thành bằng cách thêm chữ a (tiếp vĩ ngữ, âm đuôi) vào phía sau động từ căn hay gốc động từ √vand. Vanda (वन्द) có nghĩa là: khen ngợi, ca ngợi, ca tụng, tán tụng, tán dương, làm vinh danh
वन्दे मेधङ्करं मुनिं | Vande Medhaṅkaraṃ muniṃ | Tôi đảnh lễ Medhaṅkara, bậc hiền nhân.
Vande là động từ được chia theo ngôi thứ nhất số ít từ động từ căn root (√ vand + a ; √ वन्द् + अ) ở thì hiện tại trong tiếng Pāḷi. Vande (वन्दे) có nghĩa: Tôi cúi xuống, tôi chào, tôi tỏ lòng kính trọng, tôi đang dâng lòng thành kính của tôi.
Chữ Vande viết một mình là một hình thức sử dụng không có dùng đại từ tương ứng (Tôi) đi kèm và Vande Aham (viết theo cách không nối âm); (वन्देअहं). Vande 'Ham (viết theo cách nối âm); (वन्देहं). Aham Vande (अहं वन्दे) là hình thức được sử dụng với đại từ tương ứng (tôi; Aham; अहं).
Từ vanda được hình thành bằng cách thêm chữ a (tiếp vĩ ngữ, âm đuôi) vào phía sau động từ căn hay gốc động từ √vand. Vanda (वन्द) có nghĩa là: khen ngợi, ca ngợi, ca tụng, tán tụng, tán dương, làm vinh danh, tôn thờ, kính viếng, chào, tỏ lòng tôn kính, kính trọng, ban vinh dự cho, cúi xuống ...
Chữ medhaṃ (मेधं) trong tiếng Pāḷi là đối cách số ít của medhā (मेधा). Medhā là thân từ giống cái, kết thúc bằng chữ-ā. Medhā trong tiếng Pāḷi và tiếng Phạn có nghĩa là: khôn ngoan, thận trọng, sức mạnh tinh thần, tài năng, năng lực, trí thông minh, trí thông minh được nhân cách hoá. Medha (मेध) là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ-a và nó có nghĩa là: phần chính, phần cốt tuỷ, nghị lực, người giữ voi, sự biếu tặng, sự dâng hiến, sự cúng, nước cốt thịt, tinh chất, nạn nhân, sự hy sinh, vật bị giết để tế thần.
|
Ảnh minh họa.
|
Medhaṇkaro là chủ cách số ít của Medhaṅkara và Mahāyaso cũng là chủ cách số ít của Mahāyasa (महायस). Theo bảng biến cách của Medhā ở dạng nữ tính. Medhaṃ là đối cách số ít của nó. Medhaṅkaraṃ (तण्हङ्करं) hay Medhaṃkaraṃ (तण्हंकरं) là từ ghép từ hai chữ: Medhaṃ (तण्हं) + karaṃ (करं).
Kara (कर) là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ a và Karaṃ (करं) là đối cách số ít của nó. Kara là danh từ trừu tượng qua cấu trúc ghép của nó như sau: √Kar (làm) + a (tiếp vĩ ngữ). Kara có nghĩa là: đang làm, thực hiện, biểu diễn, làm cho, người hành động, một bàn tay, một tia chiếu, thuế, vòi của một con voi…
Chữ Maha (मह) hay Mahā (महा) trong tiếng Pāḷi và tiếng Phạn có nghĩa là: lớn, to lớn, vĩ đại, tối cao.
Chữ yasa (यस) trong tiếng Pāḷi và tiếng Phạn có nghĩa là: nổi tiếng, lừng danh, huy hoàng, rực rỡ, lộng lẫy, tiếng tốt, thanh danh, danh tiếng, tốt, tốt đẹp. Yasa là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ-a.
Chữ muniṃ (मुनिं) trong tiếng Pāḷi là đối cách số ít của muni (मुनि). Muni là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ-i. Muni có nghĩa là: hiền nhân; nhà hiền triết, khôn ngoan, già giặn, chính chắn, thiêng liêng, thánh, vị thánh, phong làm thánh; coi là thánh; gọi là thánh, thầy tu, thầy tăng, người sùng đạo, người mộ đạo, sự ham, sự háo hức, sự hâm hở, sự thiết tha, sự say mê, nhà tiên tri, người hăng hái, người có nhiệt tình; người say mê, nhà ẩn dật, nhà tu khổ hạnh, người tu khổ hạnh, khổ hạnh, nhà tư tưởng…
Medhaṅkara Buddha (मेधङ्कर बुद्ध) là tên của vị Phật thứ hai được trình bày trong biên niên Phật. Buddha là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ –a và có nghĩa là người đã giác ngộ chân thực và tự giải thoát. Theo: en.wikipedia.org và fr.wikipedia.org. Đức Phật Medhaṅkara là con của vua Sudheva (सुधेव) và Nữ hoàng Yasodharā (यसोधरा). Bodhirukka của Ngài (बोधिरुक्क) hoặc cây giác ngộ của Ngài được biết qua tên Kaela gaha, Kaetakaela (Sinhala).
Medhaṅkara là một nhà tu khổ hạnh luôn mang tinh thần vui vẻ trong những việc làm công đức và mang khát vọng bằng lời nguyện trở thành Phật để cứu độ chúng sinh. Đức Phật Medhaṅkara cùng kiếp với Đức Phật Dīpankara (Nhiên Ðăng).
Những việc làm công đức được xem như là cách để trau dồi trí tuệ không ngừng và hoàn toàn đúng mà các chư Phật đã làm trong quá khứ, có thể giúp cho sự suy nghĩ và lòng cảm xúc trong những quan điểm tổng thể của con người được thức tỉnh, để thoát ra khỏi bóng tối vô minh và lòng ích kỷ từ trong nhân tính của họ.
Những việc làm công đức được định nghĩa xác thực qua những hành vi bất thiện mà các chư Phật rút ra từ những kinh nghiệm thực tế trong đời sống của họ. Việc làm công đức thực hiện với sự tận tâm và lòng tốt, thường được coi như là những bản chất hoặc các yếu tố cần thiết cho các lợi ích lâu dài lành mạnh nhất và có lợi cho bản thân và những người khác. Bởi vì chúng ta thường thấy, ở đâu có nguyên nhân, ở đó luôn luôn có kết quả.
Có lẽ những việc làm công đức là những lời tốt hơn để nói về Medhaṅkara và qua những lời này, chúng ta tin rằng chúng ta vẫn còn đủ thời gian và khả năng để trải nghiệm trong cuộc sống này bằng cách bắt đầu thay thế: sự nhầm lẫn, hoang mang, ảo tưởng, lòng mong muốn, niềm đam mê, lòng tham lam, lòng giận dữ, lòng gây hấn, lòng thù hận bằng tình yêu, sự kiên nhẫn, tấm lòng hảo tâm như tất cả chư Phật trong quá khứ đã làm.
Đây là một bước đầu tiên từ con người đi đến Phật và nó cũng là một tập các thực hành và không đòi hỏi chi phí trong con đường Phật giáo để nuôi dưỡng khả năng của chúng ta để xem những sự vật như bản thực của chúng như là: Vô minh; Avidyā (Phạn, Devanāgarī: अविद्या); Avijjā (Pāli, Devanāgarī: अविज्जा).
Tham muốn; Rāga (Phạn, Devanāgarī: राग); Lobha (Pāli, Devanāgarī: लोभ) và Sân; Dveṣa (Phạn, Devanāgarī: द्वेष); Dosa (Pāli, Devanāgarī: दोस), trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Như Đức Phật dạy: "Không ai cứu chúng ta nhưng chính chúng ta, không ai có thể và không ai có thể làm được chúng ta phải tự đi, trên con đường các đức Phật đã chỉ một cách rõ ràng".
Kính bút
TS Huệ Dân
Theo Phật giáo Việt Nam