Tại sao không tẩy chay lễ hội “phanh thây”?

Google News

Tôi đưa cho xem những tấm ảnh con lợn đang sống bị phanh thây trước đám đông...

- Tôi đưa cho xem những tấm ảnh con lợn đang sống bị phanh thây trước đám đông. Trẻ con người lớn chen lấn xô đẩy xông vào bôi máu lên tay lên tiền cầu may…

Hồi nhỏ, bà tôi luôn dặn các cháu: “Thấy kiến nó bò các cháu phải tránh nhé. Dẫm chết kiến là phải tội các con ạ”. Tôi chẳng hiểu phải tội ra làm sao nhưng nghe bà dặn thế, lũ chúng tôi vâng lời. Thấy lũ kiến bò, con bọ ngựa trên cành chỉ chăm chú quan sát xem chúng tha hạt gạo hay múa đôi gươm sắc ra sao, rất thú vị. Thấy bọn trẻ hàng xóm bắt được con nhái định đem ra hành hình. Tôi bảo chúng mày làm thế phải tội chết. Chúng không nghe, tôi lấy đồ chơi chuộc lại và đem thả nó xuống ao.

Có lần đội mưa đi học về, có con cá rạch lên miệng cống, tôi vồ lấy đem về khoe mẹ. Tưởng mẹ vui mừng đem cá nấu riêu nào ngờ bà mắng: “Sao con lại bắt nó? Trời ơi! Chim sa cá nhẩy là độc lắm. Đem thả ngay ra!” Tôi vội vàng đem cá thả xuống ao.

Sau khi thủ đao chém lợn, dân làng chen chúc nhau lấy tiền quệt một chút huyết lợn mang về thờ để cầu may.
Sau khi thủ đao chém lợn, dân làng chen chúc nhau lấy tiền quệt một chút huyết lợn để cầu  may.

Những bài học đầu đời ấy khiến tôi say mê tự nhiên, có lòng yêu cỏ cây chim bướm và sau này theo đuổi ngành Sinh học và Văn hóa học. Càng ngày càng thấu hiểu cái văn minh của con người phải hướng tới sự hài hòa với tự nhiên. Hướng đến cái thiện. Chém giết hủy diệt loài khác là dã man.

Đương nhiên, trong chuỗi sinh học, trong muôn loài thì loài này là thức ăn của loài kia là một vòng tuần hoàn. Càng văn minh, con người càng hiểu rằng con người không phải là chúa tể của muôn loài. Không nên gây những nỗi đau đớn cho kẻ khác. Nhiều nước có những bộ luật sát sinh rất chặt chẽ. Người ta không cho phép giết bò giết lợn bằng lối đâm chém mà phải dùng xung điện…

Đầu năm mới, biết tôi có hướng dẫn cho một số sinh viên ngành Văn hóa học làm các luận văn tốt nghiệp về một số lễ hội như chọi trâu, chém. lợn … Anh bạn trẻ đến chúc tết nhân tiện xin hỏi đôi điều. Anh thắc mắc sao lại nuôi trâu, luyện trâu cho khỏe rồi đem chọi? Cuối cùng, chọi xong, trâu thắng, trâu thua, trâu vô địch đều ngả ra thịt hết. Lẽ ra phải giữ những con trâu ấy đem nhân giống lên để tạo ra đàn trâu khỏe chứ?

Người ta thịt trâu như vậy họ có cái lí của họ. Riêng tôi, tôi nghĩ hình như các cụ xưa còn gửi lại một thông điệp rằng: Hai con trâu to xác chẳng thù hằn, tranh giành gì với nhau, bị loài người xô đẩy tới chỗ đánh nhau trí mạng lòi ruột, mù mắt để thiên hạ hả hê. Thế là cái nghĩa gì? Vì thế dù thắng hay thua thì rốt cục cả hai đều đáng phải lên thớt cả. Chớ dại khờ đẻ cho kẻ khác xúi giục mà lao vào đâm chém.lẫn nhau”.

Tiện thể, cậu bảo rằm này em định dẫn cô người yêu lên Tiên Du xem hội chém lợn. Tôi khuyên không nên đưa người yêu đến chốn ấy. Trong cái luận án mà sinh viên của tôi khảo sát năm xưa đã chỉ ra rất nhiều hành vi phản cảm man rợ mà người ta diễn ra trong lễ hội ấy. Quả là cái lễ hội ấy nó dã có từ lâu đời để nhắc lại chiến công của những người lính vì đóng trong rừng thiếu lương thực thực phẩm đã săn lợn rừng để bảo toàn lực lương đánh giặc. Tục ấy đã tự biến mất sau cánh mạng và bị coi như hủ tục. Nó mới phục hồi lại hơn chục năm nay thôi.

Luận án đã kiến nghị nên xóa bỏ cái hủ tục đâm chém, phanh thây lợn một cách dã man trước công chúng mà thay bằng những hình thức khác để sao vẫn giữ được lòng tôn kính tổ tiên, gìn giữ truyền thống và tôn vinh các chiến công của tiền nhân. Kiến nghị ấy đã được cả hội đồng đánh giá cao. Tôi đưa cho xem những tấm ảnh con lợn đang sống bị phanh thây trước đám đông. Trẻ con người lớn chen lấn xô đẩy xông vào bôi máu lên tay lên tiền cầu may…Anh chàng sởn gai ốc vã mồ hôi: “May quá! Em định đến lễ hội đẻ ngỏ lời cầu hôn. Đưa cô ấy đến đây thì “Hỏng hết xôi chè bánh kẹo” là cầm chắc!”

Tiếc thay! Nhiều ý kiến phê phán đã được nêu lên nhưng hủ tục ấy vẫn tiếp diễn năm này qua năm khác. Có ý kiến cho rằng lễ hội là của nhân dân. Nó là tâm nguyện của nhân dân, cần tôn trọng để nhân dân quyết định. Tôi đồng ý một phần với ý kiến đó thôi. Với những thứ hủ tục ấy, ta cần thuyết phục sao cho mọi người đều hiểu đó là dã man, là phản văn hóa. Một khi kiểu lễ hội như vậy bị tẩy chay thì chẳng ai tiếp diễn nữa.

Trong lịch sử loài người đã có tồn tại nhiều hủ tục dã man. Có cả những tục giết người để lấy máu hiến tế, tục ăn thịt bố mẹ khi về già… Chẳng lẽ chỉ vì “Tôn trọng tục lệ xưa’ mà ta nhân loại cho phép giữ lại cái tục giết người hiến tế, tục ăn thịt người chăng?

Tiếc thay ngành Văn hóa chưa có những hướng dẫn uốn nắn cần thiết. Thâm chí một vài tờ báo còn chạy theo thói giật gân câu khách tung ra nhiều hình ảnh và lời bình rất phản cảm.

Đã đến lúc cần chấm dứt ngay cái hủ tục phanh thây xé xác tàn bạo này trong lễ hội vì nó phản văn hóa và kích thích bạo lực rất nguy hiểm.

Hà Nội ngày 14/2/2012

Vũ Thế Long

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Long Vu -

Long Vu
Theo tôi bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Thử hỏi tác giả đã đến lễ hội để tìm hiểu về giá trị nhân văn của nó chưa? Ông đánh giá thế nào về lễ hội đấu bò tót ở Tây Ban Nha và trên thế giới (và còn nhiều lễ hội khác nữa)? Ông đã từng xem đấu quyền anh chuyên nghiệp chưa? Và hỏi ông có phải là người ăn chay không? Ai là người dẫn đến việc sát sinh nhiều nhất? Người tiêu dùng hay đồ tể? Không biết sinh viên của ông làm luận án mà có đến 1 trong những lễ hội như thế này không? Còn cả hội đồng đánh giá nữa chứ? Đây là lý do tại sao nền giáo dục của chúng ta tạo ra nhiều tiến sỹ giấy đến như vậy.

Người đọc báo-Huế -

Người đọc báo-Huế
<p>Bài viết rất hay, nghiêm túc và tâm huyết, không thể đánh giá là nhố nhăng hay đạo đức giả được. . Người và người trong xã hội VN hiện nay đã và đang dùng nhiều bạo lực tàn khốc để ứng xử với nhau. Vì thế ngành Văn hóa cần xem lại những gì là mỹ tục để bảo lưu gìn giữ, những gì là hủ tục cần loại bỏ.</p>

N.Minh -

N.Minh
Tôi rất đồng ý với tác giả Vũ Thế Long, nên bỏ các lễ hội dã man: như chém lợn, chọi trâu, lễ hội nào còn phù hợp thì nên duy trì, không phù hợp thì nên xóa bỏ.

Tùng -

Tùng
Ông Nguyễn Văn Hưng ơi: Chính ông viết mới nhố nhăng, vậy mà dám khoe: Tội đi khắp Việt Nam. Lễ hội này ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh, chính tác giả đã giới thiệu ở phần đầu rồi. Sao bây giờ có nhiều người chém gió quá vậy.

nguyenbross -

nguyenbross
<p>Vote cho bài viết. Xem cảnh kia mà rợn hết cả người. Đây nhất định không thể gọi là một nét văn hóa được.</p>

www.hoianchay.com -

www.hoianchay.com
<p>Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh rất cần được hủy bỏ. Điều đáng lên án là Tết vừa rồi trên VTC14 còn đưa tin về Lễ Hội, xem lễ hội như 1 nền văn hóa dân gian đáng lưu giữ của dân tộc Việt Nam... Kính mong những ai có tiếng nói hãy lên tiếng phản bác lễ hội này. Kẻ nào không đồng ý, chẳng cần được tôn trọng vì họ KHÔNG CÓ TIM, không phải người Việt Nam vốn như từ ... [ NGƯỜI ĂN CHAY ]</p>

Nguyễn Anh Tuấn -

Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao không tẩy chay lễ hội “phanh thây”?<br/><br/>Bài viết rất hay, tôi ủng hộ anh Long nhiệt tình. Tôi thấy lễ hội này mang một màu sắc man rợ, hủ tục, và thật tàn ác. Cám ơn nhà báo mạng đã cho cộng đồng biết được trong nước VN này vẫn còn quá nhiều các hủ tục tàn ác mà được sự ủng hộ của quá nhiều con người. Không biết hành động tàn ác này bao giờ mới được chấm dứt.

Quang Anh -

Quang Anh
Các ông bảo rùng rợn, tôi cho là hào hùng. Đã là truyền thống hay tập tục thì nó sẽ và nên tồn tại và chỉ có thể thay thế một phần cho phù hợp với hòan cảnh, ví dụ con lợn được mang ra phanh thây là con lợn giả. Phanh thây lợn cũng chẳng xa lắm với đập tan con lợn đất lấy tiền tiết kiệm. Phanh thây lợn không xe lắm với chọi trâu. Phanh thây lợn gần giống với đấu bò ở Tây Ban Nha và không ai bảo lệ hội đâm trâu ở Tây Nguyên là dã man. Tây dè bỉu dân ta ăn thịt chó vì họ có quan niệm văn hóa riêng về con chó và ẩm thực. Ngay trong số người Việt cũng có những người tái mặt khi thấy gà bị cắt tiết nhưng vẫn chén thịt chúng như thường. Theo ý tác giả hội Linh tinh Tình phôộc ở Phú Thọ chắc cũng phải bỏ vì tục tĩu quá và những phiên chợ tình vùng cao cũng nên cấm?

nguoi xem -

nguoi xem
minh thay ban viet bai nay noi la co biet ve van hoa hoc ma cha hieu chut nao la van hoa ca.ban lay lang kinh khac de soi roi va xem xet rui.

nguoi xem -

nguoi xem
<p>Sao dạo này lắm kẻ đạo đức giả lên mặt dạy đời như vậy.<br />

hết trò sửa lại truyện tấm cám, lại đến chuyện thay đổi các phong tục cổ truyền của mỗi vùng miền.<br />

Chắc với những loại người này, chỉ có những chuyện liên quan đến bọn biến thái, bọn lệch lạc giới tính ... mới là văn hóa đối với họ, còn những gì truyền thống để lại đều là man rợ hết.<br />

Đúng là bọn đạo đức giả, nếu không muốn tôn trọng các phong tục của người Việt, thì hãy sang nước khác mà sống.</p>

ngchaunguyen -

ngchaunguyen
Ham itèn, đôi khi cố tạo ra cái gì đó nhân danh bản sắc để thu lợi

Người đọc báo-Huế -

Người đọc báo-Huế
Bài viết rất hay, nghiêm túc và tâm huyết, không thể đánh giá là nhố nhăng hay đạo đức giả được. . Người và người trong xã hội VN hiện nay đã và đang dùng nhiều bạo lực tàn khốc để ứng xử với nhau. Vì thế ngành Văn hóa cần xem lại những gì là mỹ tục để bảo lưu gìn giữ, những gì là hủ tục cần loại bỏ.

Nguyễn Út -

Nguyễn Út
Gửi: nguyễn Văn Hưng - 138 Nguyễn thị Minh Khai Q3<br/>Bài viết nói về lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Tiên Du-Bắc Ninh). Hưng tự search Google để biết nhé. Nhân tiện, thầy Vũ Thế là Tiến sỹ khoa học đấy, ông từng đi rất nhiều và trải nghiệm rất nhiều. Nói về người thầy mà dùng từ "nhố nhăng" là không hợp đạo lý đâu.

Quang Anh -

Quang Anh
Chọi trâu có bỏ nên bỏ không? Xùy những con trâu cho nó húc nhau lòi ruột, máu me bê bết có kém rùng rợn không? Ở Tây Ban Nha đấu bò, đâm hàng chục mũi lao cho chảy máu tới chết có bỏ không? Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên có bỏ không? Thịt chó có bị cấm không khi mà Tây cực lực phản đối ăn thịt chó? Những công trình văn hóa và các họat động văn hóa đề cao cái chuyện nhạy cảm (phồn thực) có nên xóa bỏ không? (Ở Nhật thì có lễ hội những cái "ấy" ấy. Ở Phú Thọ cũng có lễ hội "bậy" lắm. Ở Nam Trung Bộ có những đền thờ Chăm la liệt những cái ấy ấy). Trước đây ta đã rất tích cực xóa bỏ những gì thời phong kiến để lại như đình chùa, miếu mạo và các nơi nặng mùi mê tín như thờ ông nọ bà kia, có cái đã hàng nhiều trăm năm.

luu ca -

luu ca
ban chat hoang da cua ho con do sao ma xoa duoc

nguyễn Văn Hưng -

nguyễn Văn Hưng
<p>Bài viết nhố nhăng của một Ông Thầy . Tôi đi khắp VN rồi mà không thấy lễ hội này ở địa phương nào. Bài viết này cũng không cho biết lễ hội đó của dân tộc nào ? địa phương nào ? Báo gỡ bài này đi vì không đúng thực tế</p>

lethanh -

lethanh
<p>“Thấy kiến nó bò các cháu phải tránh nhé. Dẫm chết kiến là phải tội các con ạ”.<br />

Điêu như thế cũng được bà nội, bà ngoại tôi dặn tôi... Tôi vẫn nhớ.<br />

<br />

Về tục chém lợn, nhiều người bạn Mỹ đã thông qua hai tác giả, ký giả Mỹ gốc Việt, là bà con xa của tô hỏi xem có thực như vậy không?<br />

Bản thân tôi cực kỳ phản đối hủ tục này, ít nhất vì lợi dạy của ông bà...</p>

codamanxo Bat -

codamanxo Bat
<p>Ông Nguyễn Văn Hưng ơi: "Biết thì thưa thốt..." không biết thì hãy vào trang này mà xem: http://dantri.com.vn/c20/s20-560224/neu-bi-dau-tim-dung-xem-chem-lon.htm. Ông khẳng định đi khắp Việt Nam mà không thấy lễ hội này ở địa phương nào thì chứng tỏ ông là người nói khoác. Tác giả bài viết là Tiến sĩ Vũ Thế Long thể hiện cái tâm của một người có văn hoá và làm việc trong lĩnh vực văn hoá. như bài viết về tệ nạn đặt tựơng sư tử Trung Quốc tại các đền chùa ở Việt Nam....ẩm thực Việt Nam.... Mong rằng ông Nguyễn Văn Hưng cẫn suy nghĩ trước khi gõ phím.</p>

Sơn Nam -

Sơn Nam
tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của tác giả Vũ Thế Long: "Trong lịch sử loài người đã có tồn tại nhiều hủ tục dã man. Có cả những tục giết người để lấy máu hiến tế, tục ăn thịt bố mẹ khi về già… Chẳng lẽ chỉ vì “Tôn trọng tục lệ xưa’ mà ta nhân loại cho phép giữ lại cái tục giết người hiến tế, tục ăn thịt người chăng?". Không nên và không thể giữ lại những gì lạc hậu và lỗi thời chỉ vì lí do nó là do tục lệ xưa truyền lại.

Phạm Hải -

Phạm Hải
<p>Nên loại bỏ hủ tục này ra khỏi đời sống văn hóa của dân tộc! Lễ hội tồn tại được hay không tồn tại nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và thị hiếu của người dân, nếu không ai hưởng ứng thì nên loại bỏ nó đi! Bên cạnh đó cũng cần khôi phục lại những lễ hội mang tính nhân văn, nhân đạo đã bị thất truyền!</p>

Tran Phuoc -

Tran Phuoc
<p>Hiện nay ở các nưóc tiên tiến đều có luật bảo vệ và chống hành hạ động vật. Con người càng văn minh thì càng biết yêu thương và bảo vệ mọi sinh vật. <br />

Ngày xưa, nguời da trắng xem ngưòi da đen như súc vật . Họ có thể mua đi bán lại, và nếu lỡ tay đánh chết thì cũng không sao. Ngày nay một vị tổng thống của Hoa kỳ là ngưòi da đen. Vì sao? Vì ngày xưa ngưòi da trắng co định kiến là dân da đen là ngu dốt, tánh tình xấu xa,...chẳng hơn gia súc là bao.( Chúng ta cũng nên nhớ, khi thực dân da trắng sang xâm lược nước ta, chúng cũng xem dân ta như trâu chó.) Nhưng một khi người dân da đen đó đươc sống trong một môi trường nhân bản, có mức sống khá , được giaó dục, học tập tốt.... thì họ trở nên những con người hữu ích cho xã hội. <br />

Tương tự, nếu chúng ta bỏ đi định kiến rằng, súc vật chỉ là loài ngu si, vô tri vô giác, mà đến gần chúng, quan sát, tìm hiểu, thông cảm và tìm cách giúp đỡ chúng thì ta sẽ nhận ra là chúng cũng thông minh và có cả tình cảm vui buồn, trung thành, sợ chết....như con ngưòi chúng ta vậy thôi.<br />

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy là động vật cũng có trí khôn và tình cảm như con ngưòi. Chắng hạn, ngưòi ta phát hiện ra là loài tinh tính có khả năng ghi nhớ và phản xạ nhanh nhạy hơn hẳn rất nhiều sinh viên đai học. Hay như ở nhà ga Shibuya ở Nhật có một tượng con chó Hachiko bằng đồng đẻ kỹ niệm và ghi nhớ lòng trung thành của nó. <br />

Néu chúng ta không chịu lắng lòng lại để cảm thông với vạn vật quanh ta thì rồi tâm hồn chúng ta cũng trở nên khô cứng. Khi ấy liệu chúng ta có được gọi là "con người" nữa hay không?</p>

<p>Ghi chú: BBT không soát lỗi chính tả trong các bình luận của độc giả.</p>

Phog -

Phog
<p>Nên bảo tồn và gìn giữ những lễ hội mang bản sắc văn hóa độc đáo từ xưa truyền lại. <br />

Nếu chỉ nhìn vào hành vi ghiết lợn, phanh thây là ghê gớm thì đúng là như vậy nhưng nếu hiểu rõ nguồn gốc của nó thì cũng sẽ thấy nhiều điều khác nữa.<br />

Người ăn thịt lợn chê người ghiết lợn là dã man, nhưng theo tôi thì cũng như nhau cả thôi.</p>

bui quan -

bui quan
<p>Đồng ý bài báo đưa ý kiến này.Hay</p>

Hoàng Sơn -

Hoàng Sơn
<p>Trong kho tàng truyền thống văn hóa nên phân biệt rạch ròi giữa nét đẹp văn hóa và hủ tục văn hóa. Những cái gì là hủ tục văn hóa, không hợp với thẩm mĩ của xã hội văn minh thì cần phải loại bỏ. Văn hóa là những thứ con người tạo ra, dĩ nhiên cũng có thể thay đổi nó khi nó không còn hợp với xu hướng phát triển. Theo tôi lễ hội này ở Bắc Ninh nên hủy bỏ.</p>

hoang nam -

hoang nam
Thế nào gọi là hủ tục?<br/>Một số kẻ hợm hĩnh, tự cho mình có quyền phán xét văn hóa truyền thống của cả 1 vùng miền, của 1 dân tộc.<br/>Mỗi phong tục, tập quán đều có nguồn gôc và có giá trị tâm linh của nó.<br/>Một số kẻ mới được ăn học 1 tí (có khi toàn bằng rởm), cứ suốt ngày rả rả, theo nước ngoài thế này là văn minh, bạn tôi ở nước ngoài bảo thế....<br/>Thế sao những kẻ đó không học tập luôn người Mĩ, người châu âu: không thờ tổ tiên họ nữa như những người Việt khác, để cho nó văn minh, cho nó khỏi hủ tục.<br/>Trước khi mở mồm chê bai 1 phong tục nào đó, hãy chịu khó nghiên cứu lại: tại sao lại có phong tục đó, phong tục đó mang lại giá trị gì cho cuộc sống... không nên cứ theo đóm ăn tàn, nghe thấy vào chú nước ngoài (chắc loại vô công rồi nghề, văn hóa tầm dưới trung bình...) nói gì là hùa vào kiss ass.<br/>Có thể bạn không thích phong tục đó, đó là quyền của cá nhân bạn, nhưng bạn không có quyền miệt thị văn hóa đó.

Trung Thuần -

Trung Thuần
Trong khi các nhà lãnh đạo văn hóa cố sức ngăn chặn những hành vi bạo lực, game bạo lực...thì việc cứ khuyến khích các loại lễ hội kiểu này là thiếu tính hướng thiện. Nhất là trong cái xã hội đầy bất ổn, cái ác đang có đất phát triển, mọi giá trị đang bị đảo lộn này, các nhà nghiên cứu văn hóa cần rà soát lại nhữngi gì được cho là hủ tục trong văn hóa dân gian để mà kiến nghị bỏ đi. Đó chính là thứ cần đóng góp với cộng đồng nhất của các vị đó.

Hiển thị thêm bình luận