Giá xăng hôm nay 24/8: Giảm nhẹ do ảnh hưởng thị trường Trung Quốc?

Google News

Giá xăng hôm nay 24/8 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 24/8 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 23/8

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 23/8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 23/8/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 608 đồng/lít

24.601đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 517 đồng/lít

23.339 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 71 đồng/lít

22.354đồng/lít

Dầu hỏa

+ 420 đồng/lít

22.309đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 313 đồng/kg

17.981đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/8/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 24 đợt điều chỉnh, trong đó có 14 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 23/8/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2024

Tokyo

73,860

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2023

ICE

83,83

0,06

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2023

Nymex

79,55

0,13

USD/thùng

 

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,13% xuống 79,55 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 0,06% xuống 83,83 USD/thùng.

Giá dầu thô tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/8) vì các nhà đầu tư vẫn tập trung vào khả năng bất ổn kinh tế của Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới bị ảnh hưởng.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 43 US cent xuống 84,03 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giao tháng 10 của Mỹ giảm 48 US cent xuống 79,64 USD. 

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được coi là nhân tố rất quan trọng để bảo vệ nhu cầu dầu mỏ trong thời gian còn lại của năm. Hoạt động kinh tế chậm chạp của quốc gia này đã khiến thị trường thất vọng vì các gói kích thích được cam kết đã không đạt được như kỳ vọng, gồm cả việc giảm lãi suất ít hơn dự kiến vào đầu tuần. 

Ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch and Associates LLC ở Galena, Illinois (Mỹ), cho biết việc giảm sản lượng của Arab Saudi và Nga phần lớn đã bị cản trở bởi nhu cầu dầu thô suy yếu từ Trung Quốc - điều dường như đã phát triển vào tháng trước và có khả năng tiếp tục trong suốt thời gian còn lại của mùa hè.

Làm tăng thêm mối lo ngại về nhu cầu, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm để kiềm chế lạm phát.

Reuters dẫn các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ cho biết quốc gia này tiếp tục hút dầu từ các kho dự trữ, theo đó tồn kho dầu đã giảm khoảng 2,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 18/8.

Ở một diễn biến khác, hãng thông tấn nhà nước Iraq đưa tin các bộ trưởng dầu mỏ của Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận về tầm quan trọng của việc nối lại các dòng dầu sau khi hoàn tất việc bảo trì đường ống, một diễn biến có thể thúc đẩy nguồn cung toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng hoạt động xuất khẩu 450.000 thùng dầu/ngày của Iraq - khoảng 0,5% nguồn cung toàn cầu - thông qua đường ống phía bắc Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3 sau phán quyết của trọng tài Phòng Thương mại Quốc tế.

 

 

 

Minh Châu (t/h)