Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, các kiểm soát viên thuộc Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đều đăng đàn chỉ trích lực lượng hải quân nước này khi đã nhắm mắt đồng ý đưa vào trang bị 45 tiêm kích hạm MiG-29K mua từ Nga từ năm 2004 trở đi.
Và đại diện các cơ quan hành pháp Ấn Độ cho rằng số máy bay này có quá nhiều vấn đề và không đủ tiêu chuẩn để hoạt động nhưng lại tiêu tốn của Ấn Độ 2,2 tỷ USD.
Trong một loạt các báo cáo CAG trình lên Quốc hội Ấn Độ vào hôm 26/7 cho rằng, phần khung của những chiếc MiG-29K/KUB có quá nhiều điểm thiếu xót để có thể hoạt động, cùng với đó là hiệu suất hoạt động của mẫu động cơ phản lực RD MK-33 trên MiG-29K và cuối cùng là hệ thống kiểm soát bay của số máy bay này.
|
Bê bối của thương vụ MiG-29K nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới các hợp đồng quốc phòng giữa Ấn Độ và Nga sau này.
|
Cũng theo báo cáo của CAG, điều này khiến thời gian bảo trì đối với MiG-29K tăng lên từ 15,93% đến 37,63%, trong khi đó con số này đối với MiG-29KUB (phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi) là 21.20% và 47,14%.
Các thiếu sót kỹ thuật này sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ hoạt động của những chiếc MiG-29K/KUB vốn có tiêu chuẩn là 6.000 giờ hoặc 25 năm, ngoài ra nó cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ đối với dòng chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay.
Ấn Độ là quốc gia sở hữu phi đội MiG-29K đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nga với 45 chiếc có trong biên chế theo số liệu mới nhất, và số máy bay này hoạt động chủ yếu trên tàu sân bay INS Vikramaditya.
Trà Khánh