Đây là thông tin mới được trang mạng Stategypage (Mỹ) đăng tải. Theo đó, hệ thống này đã triển khai vào năm 2011, có thể giúp giám sát tàu ngầm hoạt động ở nhiều nơi, gồm cả Biển Đông.
Cũng theo Strategypage, năm 2011 Hàn Quốc cũng áp dụng cách làm như vậy đối phó với tàu ngầm Triều Tiên. Khi đó nước này tuyên bố đang triển khai cơ sở định vị thủy âm tại khu vực ven biển, công trình này dường như đã được hoàn thành vào năm 2013.
|
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Trung Quốc.
|
Trung Quốc và Hàn Quốc đều không tiết lộ chi tiết công nghệ, nhưng các thiết bị này cũng giống với hệ thống sonar bị động (chỉ có thể thu được tín hiệu sóng âm dội lại) mà Mỹ triển khai tại đáy biển khu vực biển quan trọng trong thời gian Chiến tranh Lạnh.
Hệ thống sonar bị động dưới nước giám sát tất cả tín hiệu sóng âm và thông qua mạng cáp quang đưa số liệu về trạm mặt đất. Từ đó những thông tin này lại được truyền đến trạm xử lý trung ương. Độ chính xác của hệ thống sonar dưới nước đủ để đưa vị trí tàu ngầm vào phạm vi khu vực vòng tròn có đường kính 100 km. Đây là một khu vực có diện tích rất lớn, nhưng nếu chất lượng tín hiệu đủ tốt, đường kính của khu vực vòng tròn này có thể thu hẹp xuống 10 km.
Thiếu sót chủ yếu của hệ thống này là nó không thể bao phủ khu vực biển nước sâu cách bờ thềm lục địa ngoài 500 km. Strategypage cho rằng, hệ thống này đối với Hàn Quốc và Trung Quốc đều không phải là vấn đề, vì khả năng bao phủ của hệ thống này của hai nước đều là khu vực ven biển hoặc khu vực nước nông giống như Biển Đông.
Bằng Hữu