Nhận định trên vừa được tờ TASS ngày 7/7 dẫn lời phi công Magomed Tolboev, người chuyên bay thử nghiệm các chiến đấu cơ của Nga cho biết.
Bình luận này của Tolboev được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các vụ chiến đấu cơ Nga rơi. Ví dụ, hôm 6/7 một chiếc máy bay ném bom Su-24M Nga bị rơi ở vùng Khabarovsk trong lúc cất cánh huấn luyện bay, khiến cả hai phi công tử nạn. Trong khi đó tuần trước, một tiêm kích MiG-29 Nga cũng gặp nạn ở miền nam nước này, rất may các phi công đã kịp nhảy dù ra khỏi.
|
Cường kích cơ Su-24M của Nga.
|
“Nếu làm phép so sánh thời Liên Xô và thời nước Nga hiện đại, bạn sẽ nhìn thấy rằng rất ít vụ
máy bay gặp nạn trong thời Liên Xô. Mặc dù số lượng chuyến bay hiện nay nhiều hơn. Song số lượng thống kê về các vụ tai nạn đã làm dấy lên mối quan ngại. Lý do chính của các vụ tai nạn là do máy bay đã già cỗi, chúng đều từ những năm 1970, có nghĩa rằng tuổi đời của nó rơi vào khoảng 30, thậm chí là 40 năm”, Tolboev nói.
Đồng thời vị phi công kỳ cựu này cũng cho hay, theo thống kê quốc tế thì số tai nạn cũng thường tăng lên khi thực hiện chuyến bay nhiều lên.
Tuy nhiên, Tolboev vẫn lưu ý rằng, “thực hiện cất cánh là phần khó nhất trong chuyến bay. Một máy bay sử dụng loại động cơ buồng đốt hai lần lại có tính chất nguy hiểm nhất. Bởi vì khi luồng lửa phụt ra, nó sẽ dẫn tới sự bùng nổ về lực đẩy ngay lập tức”.
Theo Tolboev máy bay chiến đấu như Su-24 gặp nạn có thể do do phi công quên không bật cánh tà. “Phi công có thể cất cánh nhưng quên bật các cánh tà. Vì thế trong trường hợp này máy bay đã lao xuống ngay sau khi cất cánh”, Tolboev nói thêm.
Kể từ đầu năm 2015 đến nay, Không quân Nga đã mất 4 máy bay và 3 nhân sự trong các vụ tai nạn, đấy là chưa kể đến hai vụ tai nạn liên quan đến MiG-29 và Su-24M mới đây nhất.
Văn Biên