Không dùng tay vệ sinh răng lợi cho trẻ

Google News

(Kiến Thức) - Cháu Nguyễn Hữu Tuấn (10 tháng tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội) vừa bị tay chân miệng. Sau khi điều trị khỏi tay chân miệng, cháu lại bị sưng lợi, đi khám, bác sĩ kết luận bị nha chu. Khi bác sĩ hỏi về cách chăm sóc răng miệng hằng ngày cho trẻ thì mới biết, mẹ cháu Tuấn thường xuyên dùng gạc hoặc một cái khăn sữa lau miệng cho con.

Cháu Nguyễn Hữu Tuấn (10 tháng tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội) vừa bị tay chân miệng. Sau khi điều trị khỏi tay chân miệng, cháu lại bị sưng lợi, đi khám, bác sĩ kết luận bị nha chu.
Khi bác sĩ hỏi về cách chăm sóc răng miệng hằng ngày cho trẻ thì mới biết, mẹ cháu Tuấn thường xuyên dùng gạc hoặc một cái khăn sữa lau miệng cho con. Bác sĩ điều trị đã yêu cầu mẹ bệnh nhân không được dùng tay lau miệng cho con như vậy.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tại Khoa Nhi không hiếm trường hợp bệnh nhi vừa điều trị tay chân miệng khỏi, vài ngày sau lại tái nhập viện bởi chứng nha chu khiến trẻ không ăn uống được. Điều này là do cách chăm sóc răng miệng ở trẻ. 
Thực ra, trong việc chăm sóc răng miệng, uống nước là điều quan trọng. Khi ăn, uống xong nên cho trẻ uống nước ngay. Ngoài ra, nước bọt tiết ra liên tục sẽ là chất sát trùng rất tốt cho răng lợi. Việc cho tay vào miệng trẻ (với gạc, khăn) là điều nên tránh. 
H.Hương (ghi)