Người đàn ông mang “thân hình quỷ” ở Cao Bằng

Google News

(Kiến Thức) - Căn bệnh lạ này đã “cư ngụ” trên cơ thể ông suốt 40 năm qua. Vì sự thiếu hiểu biết, không có tiền chữa trị đã dần biến ông thành “thân hình quỷ” từ đó đến nay.

Gặp ông Phủng Tràn Phâu 45 tuổi, trú tại xóm Lũng Mật, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng toàn thân thể khoác trên mình làn da sần xù như da cóc bởi hàng nghìn khối u ai cũng cảm thấy xót xa và đầy thương cảm.
Nỗi đau chồng lên nỗi đau
Trong ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa thung lũng Mật đầy đá lởm chởm sắc nhọn, là cuộc sống khốn khổ và đầy bất hạnh của người đàn ông mang “thân hình quỷ” toàn cơ thể ông mọc lên những khối u đủ kích thước và nếu ai gặp ông lần đầu cũng phải xót xa mà đầy thương cảm.
Cuộc sống hàng ngày của ông chỉ lủi thủi quanh quẩn trong xóm, mất khả năng lao động nên ông chỉ biết dựa từng bữa ngô của vợ, con.
Căn nhà của ông Phâu nằm lọt trong thung Lũng Mật.
Theo lời chỉ dẫn của người dân nơi đây, chúng tôi đến gặp ông khi ánh mặt trời dần dần luẩn quẩn phía sau núi. Từ đường vành đai biên giới đến nhà ông chỉ có một con đường nhỏ dẫn xuống nhà. Dù đã được người dân mô tả về ông nhưng chúng tôi vẫn thật sự “bất ngờ” khi tận mắt thấy ông.
Trái ngược hẳn với suy nghĩ của chúng tôi, một người đàn ông mang trên mình căn bệnh lạ sẽ rất e ngại khi gặp người lạ, thậm chí sẽ không gặp. Nhưng ông lại nở nụ cười mời chúng tôi vào nhà, dường như nụ cười của ông như muốn khóa lấp đi nỗi đau về thể xác.
Ông Phâu chia sẻ số phận bất hạnh của mình, dân làng ở đây vẫn hay gán cho tôi cái tên “người mang cơ thể quỷ”. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, Cha, Mẹ sinh được 9 người con. Lúc sinh ra ông cũng bình thường như bao đứa trẻ khác cùng lứa tuổi.
Nhưng trớ trêu thay, năm ông được 10 tuổi sau một trận sốt nặng đến “Thập tử nhất sinh”, cơ thể bắt đầu xuất hiện 1 khối u nhỏ ngứa ngáy, khó chịu trong cơ thể lúc nóng, lúc lạnh rồi sau đó khối u nhỏ đó không chỉ còn là một nữa mà mọc lan ra khắp cơ thể cảm giác đau đớn vô cùng.
Gia cảnh nghèo khó, lại xa trung tâm y tế nên chỉ biết kêu cứu thầy lang bốc thuốc, nhưng không ai rõ chứng bệnh lạ xưa nay hiếm này nên bốc bao nhiêu thuốc cũng không làm những u nhọt trên thân thể ông giảm, rồi mời thầy cúng về đuổi con ma đang ngự trị trong ông nhưng chỉ “tiền mất tật mang” không kết quả.
Sau đó, khắp cơ thể ông khoác bằng lớp da khác sần xù như da cóc ai nhìn thấy cũng ghê sợ, thỉnh thoảng hàng nghìn khối u nhỏ đó cứ hành hạ không ai biết ông bị bệnh gì, mà người ta chỉ đoán già đoán non rồi gán cho ông cái tên đầy cay nghiệt người đàn ông mang thân thể quỷ”.
Khuôn mặt ông Phâu chi chít những khối u 
Thân thể không những mang căn bệnh lạ, mà chân trái của ông đã bị gẫy đến ba lần khiến việc đi lại của ông gặp vô cùng khó khăn. Ông kể: “ chị gái đứng ở trên nhà sàn ngã xuống khi đó ông đang ở dưới làm gẫy chân khi đó ông mới được 16 tuổi, gẫy chân nhưng cũng chỉ dùng cây thuốc rừng về đắp”.
Đến năm 20 tuổi, chân trái ông lại bị gẫy do đang trèo lấy quả Mác Cọt đem bán, không dừng lại ở đó khi ông được 40 tuổi chân ông lại bị gẫy thêm một nữa vậy là, chân trái ông bị gẫy đến ba lần và cả ba lần chỉ dùng đều không được bó bột mà chỉ dùng thuốc do thầy lang bốc khiến chân ông khi đi bị khập khiễng, khi trái gió trở trời thì đau nhức, còn thân thể ông nóng hừng hực hàng trăm khối u như muốn nổ tung thoát ra khỏi thân thể ông.
 Chân trái bị gãy, khiến chân ông bi biến dạng không như người bình thường

Hơn 40 năm cả nhà chỉ ăn ngô

Cuộc sống của gia đình của ông cứ thế lặng lẽ trôi đi theo năm tháng, tài sản ông có ngoài hai đám ngô trồng ở các hốc đá và một con bò của cha mẹ ông chia cho để lại là giá trị nhất, quanh năm gia đình với ba nhân khẩu chỉ ăn ngô và rau rừng để sống qua ngày.
Bột ngô thay cơm của gia đình ông Phâu suốt hàng chục năm qua 

 Con ông Phâu và bát canh cho mỗi bữa ăn hàng ngày
Từ ngày bị bệnh và gãy chân thỉnh thoảng lại lên từng cơn đau dữ dội, sức khỏe ông dần xa sút mọi công việc nặng trong gia đình lại phải đổ dồn lên đôi vai gày gòm của bà Phùng Ma Nái (56 tuổi) là vợ của ông. Bà Nái không biết tiếng phổ thông nên cũng chỉ lủi thủi ở nhà, đến hôm chợ phiên thì gánh gủi, rau rừng xuống chợ xã bán đổi lấy muối, lấy mỡ ăn. Đến mùa giáp hạt không có ngô để ăn, bà Nái lại đi đào củ mài hay vay mượn hàng xóm ít ngô về xay ra để ăn sống qua cơn đói.
Theo anh Cao (25 tuổi) thợ sửa chữa xe máy gần nhà ông Phâu cho biết: “Cả xóm có hơn 40 hộ dân, thì gia đình ông Phâu thuộc diện khó khăn nhất xóm, cả nhà không có gì quanh năm chỉ ăn ngô trong khi đó bản thân ông lại mắc bệnh, chân bị gẫy nên không có khả năng lao động đến mùa giáp hạt, nhà nào trong xóm khá giả thì cho ông ngô để ăn nhưng cũng chỉ đủ ăn một tuần thôi”.
Với ông khổ nhất là vào mùa hè, khi tiết trời nóng hừng hực như lửa đốt, thì thân thể sần sùi với hàng ngàn cục mụn bắt đầu nóng ran lên, gây ngứa ngáy có những lúc không chịu nổi ông cầm con dao về cắt nước từ cục mụn chảy ra làm ông càng đau đớn hơn. Khi đó, cả vợ và con ông cũng chỉ biết nhìn ông quằn quại trong cơn đau. Bởi, bà Nái và con của ông khi còn chưa lo xong bữa ngô cho những ngày sống tiếp theo thì làm sao dám nghĩ đến chuyện đưa ông đi khám.
Vậy là mỗi lần hàng ngàn cục mụn hành hạ, ông chỉ còn biết dùng lửa hơ vào các cục mụn để cho qua cơn đau và ngứa rát, nhiều lúc nghĩ tũng quấn ông Phâu nghẹn ngào “Nên chết đi, để con ma độc âm ỷ trong thân thể không còn hành hạ thêm được nữa” nhưng rồi ông lại thôi, vì ông còn có vợ, có con là chỗ dựa tinh thần lớn nhất, họ không bỏ mặc ông vậy tai sao lại bỏ họ mà đi và ý nghĩ tìm đến cái cái chết đã chấm dứt nỗi đau thể xác dần nguôi ngoai đi trong ông.
Đến cả nơi trú nắng, trú mưa vợ, chồng ông phải đem bán một con bò để đổi lấy căn nhà làm bằng gỗ rừng, nền nhà lởm chởm đá, trải qua thời gian lâu năm cùng với những trận mưa đá, gió bão giờ mái nhà đã bị dột nát. Nhưng bản thân ông bị tàn tật nên cảnh ngày nắng ánh mặt trời soi vào tận nhà, ngày mưa mọi thứ đều ướt hết đã quá quen thuộc với gia đình ông.
Cũng theo ông Phâu cho biết, thì hiện tại ông đang làm đơn xin được hưởng trợ cấp xã hội, mỗi năm ông gia đình ông cũng chỉ một lần có gạo để nấu từ nguồn hỗ trợ gạo cứu đói của nhà nước hơn 50 kg và quần áo của gia đình chủ yếu là các giáo viên giảng dạy tại phân trường Lũng mật cho.
Khi được hỏi mong ước lớn nhất của ông bây giờ là gì, ông thở dài cho biết: “Nhà không điện, không nước và dù bệnh tật đang hành hạ từng ngày thì cả nhà tôi vẫn chịu đựng được, nhưng thứ tôi mong mỏi nhất là làm sao cả nhà quanh năm có ngô để ăn không phải thiếu đói như kia nữa”.
Khi bóng tối dần chế ngự thũng lũng Lũng Mật, chúng tôi xin phép gia đình ông để trở lại TP. Cao Bằng hình ảnh cậu con trai Phùng A Pá (10 tuổi) của ông Phâu đong một ống bơ ngô đã xay, vợ ông lên nương ngô ngắt ngọn rau bí già nấu bữa tối mời khách ở lại ăn bữa tối cứ khắc khoải trong tâm trí chúng tôi đến nghẹn lòng.
Võ Sa Hà