5 lý do khiến Ấn Độ không mua tiêm kích Rafale (1)

Google News

(Kiến Thức) - Nếu Ấn Độ tiếp tục thương vụ 126 tiêm kích Rafale thì thiệt hại lâu dài sẽ thuộc về không quân và cả nền công nghiệp quốc phòng nước này.

Mặc dù máy bay tiêm kích đa năng Rafale của Pháp được xem là một trong những loại máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay, nhưng cái giá phải trả cho nó lại hoàn toàn không dễ chịu một chút nào. Hãy thử tưởng tượng nếu Không quân Ấn Độ mua 126 chiếc tiêm kích Rafale thì nước này sẽ phải bỏ ra từ 20-30 tỷ USD và mất thêm 20 tỷ USD nữa cho các hệ thống hỗ trợ hậu cần và đào tạo.
Nếu như thương vụ Rafale sụp đổ thì Quân đội Ấn Độ chắc chắn sẽ chuyển toàn bộ số tiến này sang các lực lượng chiến lược khác của nước này như tàu ngầm, pháo binh hay tăng cường hệ thống radar cảnh giới.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (1)
 Mặc dù Rafale là một trong những loại máy bay chiến đấu tốt nhất hiện nay, nhưng cái giá mà Ấn Độ phải trả cho nó là quá đắt.
Gần đây Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ - Manohar Parikkar còn tuyên bố, sẽ hỗ trợ hơn nữa cho chương trình phát triển máy bay tiêm kích hạng nhẹ nội địa của nước này là Tejas, cùng với đó là việc Ấn Độ đã có thể tự chủ một phần công nghệ của những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI do Nga chế tạo.
Điều này càng chứng tỏ Ấn Độ vẫn có thể lựa chọn cho mình một lối đi khác ngoài việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào thương vụ Rafale đầy tốn kém và rủi ro.
Và dưới đây là 5 lý do có thể khiến Ấn Độ phải từ bỏ các tiêm kích đa năng Rafale của Pháp:
Su-30MKI - kẻ bất bại trên mọi chiến trường
Không phải ngẫu nhiên mà Su-30MKI lại trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ, khi nó lại là một trong những máy bay tiêm kích đáng gờm nhất trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó Su-30 lại thường giành chiến thắng áp đảo trước mọi máy bay chiến đấu của phương Tây trong các tình huống tác chiến mô phỏng trên máy tính.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (1)-Hinh-2
Tiêm kích đa năng Su-30MKI mà Không quân Ấn Độ đang được trang bị, được đánh giá là tốt hơn và rẻ hơn nhiều so với những chiếc tiêm kích Rafale của Pháp.
Su-30 và các biến thể của nó có thể được xem là thước đo tiêu chuẩn cho những chiếc tiêm kích Sukhoi của Nga với máy bay chiến đấu tàng hình đắt tiền của Mỹ. Khi mà những chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đại bại trước Su-35 của Nga, trong một tình huống tác chiến mô phỏng trên máy tính vào năm 2008.
Việc sử dụng những chiếc tiêm kích đa năng Su-30 có thể làm thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự giữa Nga và Mỹ, hay bất cứ quốc gia nào sử dụng các công nghệ quốc phòng của Nga như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela trước các mối đe dọa đến từ Phương Tây.
Trong khi F-35 chỉ có tốc độ bay tối đa khoảng 1.930km/h thì những chiếc tiêm kích của Sukhoi lại có vận tốc tối đa lên tới 2.390km/h, đây là một trong những lợi thế rất lớn cho những chiếc tiêm kích của Nga. Lợi thế này sẽ cho phép nó hạ gục những chiếc F-35 của Mỹ bằng tên lửa không đối không từ xa.
Cũng cần nên nhớ rằng những chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30 của Nga đã có tuổi thọ gần 30 năm kể từ khi nó thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, và với chừng ấy thời gian Mỹ đã phải phát triển được một mẫu máy bay chiến đấu tốt hơn nhiều so với F-35. Một yếu tố nữa khiến các máy bay chiến đấu của Nga vượt trội hơn các nước Phương Tây là khả năng “siêu cơ động”, giúp chúng luôn dành được ưu thế trên không trong mọi cuộc không chiến.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (1)-Hinh-3
 Với lực lượng không quân và cơ sở hạ tầng như hiện tại sẽ tốt hơn nếu như Ấn Độ tiếp tục sử dụng các loại máy bay chiến đấu do Nga chế tạo, điển hình như máy bay tiêm kích đa năng Su-35.
Mikhail Simonov - Thiết kế sư trưởng của Sukhoi mô tả khả năng siêu cơ động luôn là mục tiêu hướng tới của bất cứ mẫu máy bay chiến đấu nào trên thế giới trong tương lai.
Tiêm kích đa năng Rafale có thể là một máy bay chiến đấu siêu hiện đại trên thế giới, nhưng nó không thể bay nhanh hơn một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ hay giành được thế áp đảo trên không. Vì vậy tại sao Không quân Ấn Độ phải bỏ tiền mua một chiếc máy bay chiến đấu đắt đỏ nhưng lại thua những gì mà họ đang có.
Liên kết quốc phòng mạnh hơn nữa giữa các thành viên trong khối BRICS
Việc các nước phương Tây luôn mua vũ khí từ một nguồn duy nhất được xem là bài học lớn để cho các quốc gia thành viên Khối các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS) hướng tới, trong khi các nước thành viên của BRICS như Ấn Độ, Nga Trung Quốc, Nam Phi và Brazil đều có nền công nghiệp quốc phòng phát triển dù ở nhiều mức độ khác nhau. Và việc mua vũ khí từ phương Tây sẽ không còn mấy ý nghĩa nếu như các quốc gia thành viên của BRICS xây dựng cho mình nền tảng quốc phòng chung.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (1)-Hinh-4
 Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được xem là thành tựu của chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ, vốn là hai nước thành viên chủ chốt của BRICS.
BRICS không chỉ đơn thuần là một tổ chức hợp tác kinh tế, mà nó còn mang nhiều yếu tố chính trị bên trong, với 5 nước thành viên đều có khả năng xây dựng một hệ thống kinh tế đủ mạnh để đối đầu các phương Tây. Mặt khác thị trường vũ khí thế giới luôn là nguồn thu nhập lớn cho GDP của nhiều quốc gia, vì vậy việc Ấn Độ mua vũ khí từ Phương Tây chỉ đơn giản là làm giàu cho các nước này. Trong khi đó nó lại không giúp ích gì cho việc phát triển nền công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ với các điều khoản hợp đồng ràng buộc, đi kèm với đó là các yếu tố chính trị có thể gây bất lợi tới kinh tế xã hội của Ấn Độ trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc các thành viên của BRICS liên kết với nhau trong ngành công nghiệp quốc phòng cũng không phải là điều dễ dàng, bởi vì các quốc gia thành viên hiện tại của nó vẫn tồn tại một số mâu thuẫn không dễ gì gạt bỏ được trong thời gian ngắn. Đó là còn chưa kể đến việc chỉ có 3 trong số 5 nước thành viên BRICS sử dụng chung một nền tảng hệ thống vũ khí giống nhau. Tuy nhiên các vấn đề bên trong khối BRICS vẫn có thể được giải quyết theo thời gian nếu như các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Trà Khánh