Điểm danh các tàu ngầm cực nhỏ trong lịch sử chiến tranh

Google News

(Kiến Thức) - Bên cạnh tàu ngầm và tàu mặt nước, CTTG 2 cũng ghi nhận sự tham gia phổ biến của nhiều tàu ngầm cực nhỏ trong các trận đánh.

Theo sách "Mấy nét về sự phát triển của kỹ thuật quân sự, Nxb QĐND", tàu ngầm cực nhỏ được nhiều nước chế tạo để dùng vào nhiệm vụ tập kích bất ngờ vào các cảng quan trọng của đối phương hoặc tiến hành các hoạt động biệt kích phá hoại trong chiến tranh. 
Những người chủ trương phát triển tàu ngầm cực nhỏ cho rằng nó có thể dùng làm phương tiện mang ngư lôi mà radar không thể phát hiện ra, máy thủy âm cũng rất khó phát hiện, kể cả ở các vùng nước nông. Một ưu điểm nữa là loại tàu ngầm này giá cả không cao lắm và có thể sản xuất hàng loạt.
Tàu ngầm cực nhỏ thường có vận tốc cao khi chạy ngầm, thủy thủ đoàn 2 đến 3 người, trang bị hai quả ngư lôi điều khiển bằng dây dẫn, có trang bị máy phát hiện thủy âm. Nó cũng có khoang ngầm cho người nhái chui ra ngoài. Tàu được chuyên chở dễ, có thể đưa lên xe để chạy tới bờ biển rồi thả xuống nước.
Diem danh cac tau ngam cuc nho trong lich su chien tranh
 Ảnh minh họa một tàu ngầm mini.
Nói đến tàu ngầm mini phải nhắc đến Nhật Bản. Trong trận Trân Châu Cảng, họ đã sử dụng nhiều tàu ngầm mini để thăm dò và phá hoại hỗ trợ hoạt động không kích của máy bay.
Các tàu ngầm này thuộc loại Ko-hyoteki. Trong 5 chiếc tàu ngầm loại này cố gắng thâm nhập Trân Châu Cảng, một tàu đã bắn thành công một quả ngư lôi vào tàu USS West Virginia. Sau đó, tháng 5/1942, một tàu ngầm loại này đã xâm nhập được vào cảng Diego Suarez và bắn 2 ngư lôi. Một ngư lôi đó đã làm hỏng nặng chiến hạm HMS Ramillies và quả thứ hai đánh chìm tàu chở dầu Loyalty của Anh.
Diem danh cac tau ngam cuc nho trong lich su chien tranh-Hinh-2
 Tàu ngầm nhỏ lớp Ko-hyoteki của Nhật. 
Theo Wikipedia, các tàu ngầm cực nhỏ lớp Ko-hyoteki dài 23,9m, cao 3m và đường kính 1,8m. Nó có lượng giãn nước 47 tấn khi lặn và 26 tấn lúc nổi. Nó có động cơ điện 600 mã lực cho phép đạt tốc độ 43 km/h khi nổi và 35 km/h khi lặn. Phạm vi hoạt động của nó đạt tối đa 100 hải lý ở tốc độ 3,7 km/h.
Vũ khí trang bị của loại tàu ngầm này có hai quả ngư lôi cỡ 450mm cùng 140 kg thuốc nổ để phá hủy tàu tự sát khi cần thiết.
Người Anh cũng đã đóng những tàu ngầm cực nhỏ lớp X trong CTTG2 để chống lại các tàu chiến Đức ở phía Bắc Na Uy. Các tàu này có chiều dài 16m, rộng 1,9m, lượng giãn nước 49 tấn và dùng động cơ diesel với công suất 42 mã lực và động cơ điện công suất 30 mã lực. Nó mang theo hai quả ngư lôi và có tốc độ 7 hải lý/h khi chạy nổi, 5 hải lý/h khi lặn. Một hoạt động thành công của các tàu ngầm mini này là tấn công thành công chiến hạm Tirpitz.
Diem danh cac tau ngam cuc nho trong lich su chien tranh-Hinh-3
 Một tàu ngầm cực nhỏ loại X-1 của Mỹ.
Nói chung các tàu ngầm mini này thường được dùng để nghiên cứu khả năng tiến hành trinh sát tại cửa ngõ ra vòa của các quân cảng và các thương cảng của đối phương. Bên cạnh đó nó cũng trinh sát việc đặt các chướng ngại ven bờ và đặt mìn ở những nơi các phương tiện thông thường khó tới được hoặc thả người nhái đi hoạt động hoặc đổ bộ lên bờ.
Ở những cảng và căn cứ có lưới thép bảo vệ, tàu ngầm có thể đột nhập vào bằng đường mở tạm thời cho các tàu tuần tiễu ra vào. Có khi các tàu ngầm mini sẽ đột nhập bằng cách chạy ngầm bên dưới những tàu tuần tiễu. Mặt khác nó cũng có thể lặn xuống dưới lưới sắt và chạy sát đáy biển hay nếu cần thiết nó có thể cho thợ lặn ra cắt thủng lưới.
Diem danh cac tau ngam cuc nho trong lich su chien tranh-Hinh-4
 Tàu ngầm cực nhỏ lớp X-1 của Mỹ.
Trong CTTG2, các tàu ngầm mini đã được sử dụng vào rất nhiều mục đích. Các nhà nghiên cứu khoa học quân sự chỉ ra rằng kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm cực nhỏ vẫn giữ nguyên tính cấp bách của nó nhưng cũng thừa nhận rằng muốn sử dụng thành công các phương tiện ấy cần phải chuẩn bị toàn diện, bí mật và bất ngờ.
Mặc dù ngày nay, tàu ngầm cực nhỏ không còn là một yếu tố bất ngờ vì ai cũng biết có sự tồn tại của nó. Nhưng sách Mấy nét về sự phát triển của kỹ thuật quân sự cũng nhận xét: “Tàu ngầm cực nhỏ có thể là một thứ vũ khí tiến công có hiệu quả. Bằng thứ vũ khí này, có thể giành thắng lợi trước mắt về chiến thuật. Trong trường hợp cá biệt, có thể giành thắng lợi chiến dịch. Khả năng của chúng được đánh giá cao ở các vùng ven biển. Nhiều chuyên gia hải quân nhấn mạnh rằng, mặc dù hải quân hoạt động ở khắp nơi trên đại dương thế giới, nhưng bước chuyển biến cơ bản trong quá trình hoạt động chiến đấu lại đạt được ở các vùng ven biển”.
Nam Khánh