Từ bản vẽ đến tiền tuyến chưa đầy 1 năm
Dòng xe tăng hạng nặng KV đã chính thức được khơi mào vào đầu năm 1939, khi nhà thiết kế trưởng Joseph Kotin của Nhà máy Leningrad Kirov đề xuất phát triển các xe tăng đơn nòng và tăng đa nòng T-35.
Lúc đó ý tưởng này đã được Stalin ủng hộ. Trong khi đang đẩy mạnh phát triển các xe tăng đa nòng SMK và T-100, nhà máy đã nhận các đơn đặt hàng chế tạo một loại xe tăng hạng nặng đơn nòng được đặt tên là KV để tôn vinh Ủy viên Quốc phòng Kliment Voroshilov của Stalin.
|
Bản thiết kế xe tăng KV-2
|
Thiết kế này giảm hệ thống hỏa lực nhưng lại có áo giáp dày hơn, trọng tải xe nặng tới 47,5 tấn, chạy bằng động cơ diesel 500 mã lực, và được trang bị hộp số tay bánh răng và hệ thống treo thanh xoắn. Cuộc thử nghiệm vào ngày 20/9/1939 đem lại kết quả ấn tượng khi xe có thể vượt tất cả các chướng ngại vật. Tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề cần được điều chỉnh như khi lội nước bị nước chảy vào khoang.
Sau khi chỉnh sửa, xe tăng hạng nặng KV đã được tung ngay ra chiến trường ở Phần Lan vào tháng 12/1939. Sau khi chiến đấu với chiếc T-28, chiếc xe tăng KV đã bị đục thủng lỗ bên phải nòng pháo. Không chỉ thế xe còn trúng 43 phát bắn của các loại pháo chống tăng. Một con lăn bánh xích cũng bị bung ra do trúng đạn. Tuy nhiên, lớp giáp của KV vẫn bảo vệ mạng sống cho cả kíp chiến đấu.
Ngày 19/12/1939, như khả năng chiến đấu của chiếc xe đã được báo cáo, KV đã chính thức được đưa vào sử dụng và sản xuất hàng loạt.
“Chú Vịt béo” đáng ngưỡng mộ
Từ kinh nghiệm chiến đấu ở Phần Lan, xe tăng hạng nặng KV đã được điều chỉnh làm cho phần mặt dưới thân dày hơn và một số yếu tố được thiết kế đơn giản hóa để đưa vào sản xuất hàng đại trà. Kíp chiến đấu được cắt giảm đến 5 người, ụ súng máy được trang bị thêm. Đặc biệt, pháo chính L-11 76,2 mm được cho là không đủ mạnh và tin cậy đã được thay thế bằng mẫu F-32. Vào ngày 7/7/1940, Nhà máy Kirov ở Leningrad ngay lập tức đã nhận đơn hàng sản xuất 130 khẩu F-32 cho KV.
|
KV có thiết kế thô nhưng khả năng chiến đấu mạnh khủng khiếp.
|
Mặc dù thế, nhưng xét kỹ kinh nghiệm cuộc Chiến tranh mùa đông ở Phần Lan đã buộc các nhà thiết kế tăng hạng nặng KV suy nghĩ lại về hệ thống vũ khí chính. Marshal Timoshenko đã đề xuất lắp pháo M-10 cỡ 152 mm cho KV để đảm bảo có thể đánh bại các công sự và hầm cản trở quân lực Liên Xô tiến công.
Bây giờ KV đã nâng trọng lượng lên tới 52 tấn, được đặt tên là KV-2. Nhìn bề ngoài KV-2 vừa to khổng lồ lại thô kệch được ví như những “con vịt xấu xí” nhưng khung xe được thiết kế cực kỳ vững chắc có thể chịu được sức giật khi bắn những quả pháo xuyên bê tông nặng từ 40-51 kg.
“Theo như chúng tôi được biết, không nước nào trên thế giới từng trang bịmột khẩu pháo có kích cỡ và sức mạnh như vậy lên một chiếc xe tăng. Thậm chí, chúng tôi từng nghĩ rằng nó có thể bị đổ ngay khi nã phát pháo đầu tiên”, Marshal Timoshenko, một trong số nhà thiết kế pháo cho KV-2 kể lại.
Tuy nhiên, chính KV-2 khi đi vào sản xuất hàng loạt đã bộ sung những cỗ máy chiến tranh cơ bắp hàng khủng cho Liên Xô giành được những thắng lợi trong những thời điểm quan trọng.
KV-2 chặn đứng cả trung đoàn phát xít
Vào mùa hè năm 1941, quân phát xít Đức lúc bấy giờ thực hiện chiến dịch Blitzkrieg từ ngay những tháng đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2, bằng các cuộc tấn công thần tốc bằng xe tăng và bộ binh nhằm chia cắt và bao vây Liên Xô. Ban đầu quân phát xít đã giành được những thắng lợi khó tin.
Trong một trận đánh dữ dội năm 1941, một chiếc xe tăng KV-2 đã khóa đường tiếp tế của cả một sư đoàn thiết giáp Quân đội phát xít Đức. Chính nhật ký Trung đoàn Xe tăng 11 của Wehrmacht đã miêu tả, chỉ một mình tăng KV đã chặn đứng cả trung đoàn này trong suốt hai ngày như sau: “Vào buổi chiều hôm đó, đại đội chúng tôi được củng cố và tổng hành dinh của Tiểu đoàn Tăng 65 được di chuyển đến giao lộ Đông Bắc Raseynyaya. Nhưng trong lúc đó, một chiếc xe tăng hạng nặng của Liên Xô đã chặn con đường lại, cắt đứt nhóm chiến đấu khỏi các lực lượng chủ lực”.
|
Chiếc KV-2 bỏ lại vào tháng 6/1941.
|
Thậm chí theo nhật ký, “các nỗ lực tiêu diệt chiếc xe tăng này vào ban đêm đều bất thành. Một khẩu đội pháo 88 mm đã tham gia tấn công nhưng không thể hiệu quả hơn loại pháo của xe thăng. Trong khi nỗ lực cài mìn chống xe tăng của công binh cũng thất bại”.
Sự thất vọng của quân phát xít chỉ chấm dứt cho tới ngày 25/6/1941 khi rất nhiều xe tăng hạng nhẹ PzKpfw 35 được điều lên phía trước để đánh lạc hướng kíp chiến đấu của KV, đồng thời dùng pháo 88 mm bắn xối xả. Kết cục, hàng chục viên đạn 88 mm đã đục thủng được "quái vật" xe tăng hạng nặng KV. Kíp lái KV-2 - 6 chiến sĩ Liên Xô hy sinh sau suốt 48 giờ chặn đường quân phát xít Đức.
Văn Biên