Chiến lược ngang bằng
Tư lệnh lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Trung tướng Sergey Karakayev cho biết "sự bổ sung của nhóm tên lửa đạn đạo hạng nặng (R-36M2 hoặc RS-28 Sarmat), trái ngược với nhóm tên lửa đạn đạo hạng nhẹ (Topol-M hoặc Yars), sẽ tăng gấp 4 lần trên mọi thông số được sử dụng để đánh giá hiệu quả chiến đấu của lực lượng Tên lửa chiến lược".
Đến thời điểm này, số lượng tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat sẽ được đi vào hoạt động tại Nga vẫn chưa được tiết lộ nhưng theo ông Litovkin, điều này có thể dễ dàng ước đoán được.
|
Có khả năng sẽ có 154 tên lửa đạn đạo Sarmat được chế tạo. Nguồn ảnh: Thaimilitary |
"Số tên lửa R-36M2 sẽ bỏ trống ít nhất là 154 hầm phóng (154 hầm khác đã bị hủy trong các vụ nổ có kiểm soát, tuân theo các điều khoản của hiệp ước START-1). Tuy nhiên, không phải tất cả các hầm phóng sẽ được tái trang bị để chứa những tên lửa mới mà chúng phải đáp ứng các thông số của hiệp ước START-3. Theo đó cho phép Nga và Mỹ sở hữu 700 phương tiện vận chuyển vũ khí còn hoạt động với tổng cộng 1.550 đầu đạn hạt nhân từ nay đến 5/2/2018", ông Viktor Litovkin, chuyên gia quân sự của hãng thông tấn TASS cho biết.
Mỗi quả tên lửa RS-28 Sarmat mang theo khoảng 15 đầu đạn hạt nhân. Theo các nguồn tin công khai, ở thời điểm này, Nga đang sở hữu 521 phương tiện vận chuyển mang theo đầu đạn hạt nhân đang hoạt động và 1.735 đầu đạn hạt nhân (phía Mỹ các con số này lần lượt là 741 và 1.481).
Hiệp ước START-3 có thể được kéo dài sau khi hết hạn vào năm 2021 bằng thỏa thuận chung thêm 5 năm nữa. Nếu điều này diễn ra, ông Litovkin cho rằng Nga sẽ sở hữu số lượng tên lửa RS-28 ít hơn số R-36M2. Bên cạnh các tên lửa RS-28, Nga sẽ phải tiêu hủy các phương tiện vận chuyển đầu đạn hạt nhân khác (cả loại phóng từ mặt đất và phóng từ biển) cùng với các loại bom chiến lược. Tất cả đều có trong danh sách của hiệp ước START-3.
Chờ đợi gì ở màn trình diễn của RS-28 Sarmat?
Chuyên gia quân sự của hãng thông tấn TASS, ông Viktor Litovkin tin rằng RS-28 cũng như lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (SMF) là yếu tố tối quan trọng nhằm ngăn chặn kẻ thù xâm lược cũng như thay thế cho loại tên lửa R-36M2. Bởi các tên lửa thế hệ cũ này sẽ hết hạn cùng lúc với hiệp ước START-3.
Mặt khác, theo phân tích của Thiếu tướng Vladimir Dvorkin, Giám đốc Quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới (IMEMO), thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, trước khi RS-28 được đưa vào sử dụng, Nga vẫn còn nhiều phương án khác để răn đe kẻ thù như các loại tên lửa chiến lược sử dụng nhiên liệu đẩy thể rắn như Topol-M, Yars và RS-26 Rubezh hay trong dài hạn là đoàn tàu tên lửa hạt nhân Barguzin.
|
Vì đặt trong hầm phóng cố định khiến RS-28 trở thành mục tiêu dễ dàng với đối phương. Nhưng để tiêu diệt trước khi RS-28 rời bệ phóng không phải là điều dễ dàng. Nguồn ảnh: Sputnik |
"Trái ngược với RS-28, tên lửa đạn đạo RS-28 là mục tiêu dễ dàng đối với lần tấn công đầu tiên của kẻ địch. Nga sẽ không bao giờ là nước đầu tiên khởi xướng việc tấn công bằng tên lửa hạt nhân, mặc dù điều này được bảo toàn trong học thuyết quân sự của nước này”, ông Vladimir Dvorkin, Thiếu tướng về hưu bình luận.
Mặc dù đồng tình với quan điểm này, nhưng cựu Tư lệnh lực lượng Tên lửa chiến lược Nga và hiện là cố vấn chỉ huy của lực lượng này, ông Viktor Yesin lại cho rằng: "Chúng ta không có ý định trở thành bên đầu tiên khởi xướng tấn công bằng hạt nhân. Tên lửa RS-28 là loại vũ khí để đáp trả. Chúng ta có khả năng phóng những tên lửa loại này trong khi tên lửa của kẻ địch vẫn chưa tới đích. Chúng ta cũng đang xây dựng hệ thống radar cảnh báo các đợt tấn công bằng tên lửa lớp Voronezh dọc theo đường biên giới để sớm nhận diện các vụ tấn công bằng tên lửa. Về lý thuyết thì kẻ thù đều đã nhận thức được điều này. Và tên lửa SS-X-30 sẽ đảm bảo tốt hơn cho an ninh quốc phòng của Nga".
Hải Anh