Theo một bài phân tích được hãng thông tấn Sputnik đăng tải cho biết, mặc dù Liên Xô đã khá thành công với các dòng tên lửa chống hạm trong suốt thời gian đầu Chiến tranh Lạnh, những phải mãi cho đến đầu những năm 1970 các công ty quốc phòng Phương Tây mới nhận ra được lợi thế thực sự của tên lửa diệt hạm.
Người Mỹ chính thức sở hữu một tên lửa chống hạm đúng nghĩa vào năm 1977 với tên lửa chống hạm Harpoon, trong khi đó Pháp là với tên lửa chống hạm Exocet vào năm 1973. Và mãi đến năm 1983, Quân đội Mỹ mới đưa vào trang bị mẫu tên lửa hành trình nổi tiếng nhất của mình Tomahawk.
|
Tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan.
|
Không dừng lại ở những thành tựu công nghệ tên lửa ban đầu, Liên Xô cũng tập trung vào phát triển một loại tên lửa chống hạm thế hệ mới khó phát hiện hơn và sở hữu sức mạnh hỏa lực tốt hơn các dòng tên lửa tương tự của Phương Tây.
Và như một kết quả tất yếu Liên Xô cho ra mắt mẫu tên lửa chống hạm tầm xa P-1000 Vulkan vào năm 1979 và gần một thập kỷ sau đó dòng tên lửa chống hạm thế hệ mới này được Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị vào năm 1987.
P-1000 Vulkan thế hệ tên lửa chống hạm tầm xa tiếp theo của Hải quân Liên Xô thay thế cho tiền nhiệm P-500 Bazalt được đưa vào trang bị từ năm 1970. Với hàng loạt cải tiến tên lửa chống hạm Vulkan có thể di chuyển với tốc độ gấp 2,8 lần vận tốc âm thanh. Nó có tầm bắn hiệu quả lên tới 700km và có thể được trang bị thêm một đầu đạn hạt nhân có sức công phá 350 kiloton.
Mục đích của Liên Xô khi phát triển P-1000 Vulkan là nhằm cho phép lực lượng tàu ngầm và tuần dương hạm của Moscow có thể tấn công trực tiếp biên đội tàu sân bay hay biên đội tàu chiến của đối phương từ một khoảng cách an toàn.
Giống như P-500, P-1000 có quỹ đạo bay khá phức tạp khó có thể bị đánh chặn và khi bay đến gần mục tiêu nó chỉ bay cách mặt nước chỉ tầm 10m điều này khiến nó trở nên vô hình với hệ thống radar của đối phương.
|
P-1000 Vulkan vẫn là cái tên khó thể bị đánh bại của Hải quân Nga sau gần 30 năm đưa vào trang bị.
|
Với tốc độ hành trình bay ban đầu khoảng hơn 2.100km/h và ở giai đoạn cuối là 3.600km/h, khiến P-1000 Vulkan gần như bất bại nếu được so sánh với Tomahawk hay Harpoon cùng thời. Ngoài ra với đầu đạn thông thường mang theo 500kg thuốc nổ của Vulkan hoàn toàn đủ sức gây thiệt hại nghiêm trọng cho bất cứ tàu sân bay hay tàu khu trục nào của Phương Tây khi nó buộc phải đối đầu.
Hệ thống dẫn đường của Vulkan kết hợp công nghệ tự động điều hướng ở pha giữa, đầu dò radar ở pha cuối, kết hợp với đó hệ thống máy tính kỹ thuật số được cải thiện tính năng để đối phó với các biện pháp áp chế điện tử, cùng với đó khả năng thay đổi mục tiêu ngay ở pha cuối của hành trình bay.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, dù được đưa vào trang bị từ những năm 1980, nhưng tên lửa hành trình P-1000 Vulkan vẫn là một trong những tên lửa chống hạm mạnh nhất từng được chế tạo trên thế giới và chưa có gì có thể đánh bại được.
Trà Khánh