Hồ sơ chi tiết quá trình phát triển máy bay Su-17/22 (2)

Google News

(Kiến Thức) - Được đưa vào sản xuất nhỏ từ năm 1969, nhưng các công việc sửa lỗi vẫn tiếp diễn nhiều năm sau đó với Su-17 - tên gọi biến thể nội địa của Su-22.

Có lẽ ít ai biết rằng, để phát triển một mẫu chiến đấu cơ là không hề dễ dàng. Đó là quá trình dài, nghiên cứu, thiết kế, làm ra mẫu thử, thử nghiệm, rồi tiếp tục sửa lỗi...mới tạo ra mẫu hoàn chỉnh nhất để sản xuất hàng loạt. Quá trình phát triển dòng máy bay Su-17 - tên gọi mẫu nội địa và máy bay Su-22 (tên gọi biến thể xuất khẩu) sau này. 
Hãy cùng Kiến Thức tiếp tục tìm hiểu sự phát triển máy bay tiêm kích bom Su-17/20/22:
Máy bay tiêm kích bom Su-17 (S-32) “Fitter-C”
Công việc sản xuất máy bay tiêm kích bom cánh cụp cánh xòe mới Su-17 (có mã hiệu là Izdeliye S-32) được bắt đầu ở nhà máy số 126 ở Komsomol’sk-na-Amure vào năm 1969. Hai năm sau, mẫu máy bay mới này đã thay thế hoàn toàn các mẫu máy bay Su-7BKL và Su-7BMK cũ trên dây chuyền sản xuất. Đợt đầu nhà máy sẽ sản xuất 12 chiếc để thử nghiệm. 
Sau đó, hai chiếc đầu tiên được gửi tới Viện Nghiên cứu Hàng không Dân dụng Quốc gia Cờ đỏ (GK NII VVS) cho việc thử nghiệm cấp Quốc gia. 10 chiếc còn lại gửi đến Trung tâm đào tạo phi công chiến đấu số 4 (TsBP I PLS) ở Lipetsk để huấn luyện chuyển loại phi công sang loại máy bay này.

Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)
Mẫu máy bay tiêm kích bom Su-17 (S-32) với mã “60 đỏ”, đây là một trong các máy bay Su-17 sản xuất đợt đầu tiên.
Mẫu máy bay tiêm kích bom sản xuất Su-17 (S-32) có một số điểm khác biệt so với mẫu thử nghiệm S-22I. Trên mẫu Su-17 (S-32), có một khoang sống lưng kéo dài từ buồng lái đến phần đuôi máy bay. Khoang sống lưng này dùng để chứa các module và dây cáp. 
Ngoài ra, trên mẫu Su-17 (S-32) này vẫn còn giữ lại 2 đường gân nổi trên lưng đặc trưng của Su-7B, 2 đường gân này chứa các loại dây cáp. Nắp buồng lái được gắn bản lề phía sau nối với khoang sống lưng và mở lên trên thay vì kéo (trượt) ra sau như ở mẫu S-22I và Su-7 trước đó.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-2
Trong ảnh, Su-17 (S-32) lắp 2 hệ thống pháo nòng đôi có vỏ bọc SPPU-22 (có vây thăng bằng) với nòng pháo hạ xuống góc 45 độ ở giá treo trên cánh ngoài cùng, 2 giàn phóng rocket S-5 có vỏ bọc UB-16-57UMP ở giá treo trên cánh phía trong, 2 giàn phóng rocket S-5 UB-32-57 ở giá treo dưới thân.
Phần cánh cố định của Su-17 được gắn thêm mỗi giá treo vũ khí dưới mỗi cánh, tăng số lượng giá treo vũ khí từ 4 lên 6 giá treo (hai giá treo dưới thân và 4 giá treo dưới 2 cánh). Càng đáp chính cũng được cải tiến để có thể thay thế bánh lốp bằng ván trượt cho các đường băng không rải nhựa, đất mềm.
Su-17 được trang bị bộ ghế phóng thoát hiểm KS-4S-32 giúp phi công thoát ly khỏi máy bay một cách an toàn khi máy bay đang bay ở mọi tốc độ và độ cao, kể cả khi cất cánh và hạ cánh với tốc độ trên 140km/h.
Trang bị các hệ thống điện tử hàng không của Su-17 bao gồm:
- Radio liên lạc R-832M
- Radio đo cao RV-5
- Ăng ten cảnh báo ở phía sau đuôi Sirena-3M
- Radio dẫn đường tầm ngắn/ hỗ trợ hạ cánh RSBN-5S
- Hệ thống điều khiển tự động SAU-22-1 với cơ chế truyền động
- Bộ thiết bị radio dẫn đường cho tên lửa Kh-23 (AS-7 Kerry)
- Ăng ten định vị MRP-56P
- Bộ tìm hướng tự động ARK-10
- Bộ thu nhận sóng decimet SOD-57M
- Bộ thu nhận tín hiệu phân biệt bạn-thù SRO-2M
- Kính ngắm ASP-PF-7
- Radar đo xa SRD-5M
- Kính ngắm ném bom PBK-2.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-3
 Radar đo xa SRD-5M.
Về hỏa lực, Sukhoi  Su-17 chỉ mang được 2,5 tấn vũ khí các loại gồm:
- Bom nổ mạnh OFAB-100-120
- Bom nổ mạnh OFAB-250-270
- Bom phá bê tông FAB-250TS
- Bom nổ mạnh FAB-500-M62
- Bom cháy OFZAB-500
- Bom chùm RBK-500
- Bom chùm KMGU-1
- Giàn phóng rocket S-5 57mm
- Tên lửa không-đối đất điều khiển bằng radio Kh-23 (AS-7 Kerry).
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-4
 Tên lửa không-đối-đất dẫn đường bằng radio Kh-23 (AS-7 Kerry).
Tiêm kích bom Su-17 còn được trang bị 2 khẩu pháo 30mm NR-30 với 80 viên đạn mỗi khẩu. Ngoài ra Su-17 còn được mang 2 hệ thống pháo nòng đôi có vỏ bọc SPPU-22, mỗi hệ thống mang pháo nòng đôi 23mm Gryazev/ Shipoonov GSh-23L với 260 viên đạn mỗi hệ thống. Nòng pháo của hệ thống SPPU-22 có thể hạ xuống góc 45 độ nên máy bay có thể bay bằng mà vẫn diệt được các mục tiêu dưới đất mà không cần phải bổ nhào.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-5
 Hệ thống pháo nòng đôi có vỏ bọc SPPU-22
Với cấu trúc phức tạp hơn và được gắn nhiều thiết bị hơn nên trọng lượng của Su-17 tăng gần 1 tấn so với Su-7BKL. Điều này làm giảm khả năng thao diễn của máy bay. Tuy nhiên, khả năng cất/ hạ cánh trên đường băng dã chiến, đường băng không chuẩn bị trước thì lại tỏ ra hiệu quả, cũng như khả năng mang nhiều chủng loại vũ khí và các hệ thống điện tử hàng không mới.
Có một số cải tiến khi sản xuất Su-17, từ khung có số hiệu c/n 8923 thay thế radar đo xa SRD-5 bằng thiết bị liên kết chỉ huy bằng radio Delta-N, hỗ trợ tên lửa không-đối-đất. Lắp thêm 2 gờ cánh (wind fence) ở vị trí mặt trên, nằm giữa 2 giá treo vũ khí dưới mỗi cánh. Có khả năng mang theo giàn phóng rocket S-8 và rocket S-25 đã được thử nghiệm thành công sau năm 1971. Máy bay được bọc giáp giúp tăng khả năng sống sót. Tải trọng mang vũ khí tăng lên 3.000kg, trọng lượng tăng lên 10.090kg. Có 224 mẫu máy bay Su-17 Sans Suffixes này được sản xuất, NATO đặt biệt danh là Fitter-C.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-6
Su-17 "Sans Suffixes", có thể thấy rõ gờ cánh (wind fence) được lắp thêm ở vị trí mặt trên, nằm giữa 2 giá treo vũ khí dưới cánh.
Máy bay thử nghiệm Su-17 với kính chắn gió nguyên khối
Bất chấp sự cải tiến liên tục trong các thiết kế của Su-17, máy bay có một số chi tiết không thuận lợi bị chỉ trích bởi các phi công. Trong đó là trường nhìn (Field Of View/ FOV) không thuận lợi khiến cho việc xác định vị trí và nhận dạng mục tiêu dưới mặt đất trở nên khó khăn. 
Vào mùa hè năm 1971, chiếc Su-17 mang mã “30 đỏ” được cải tiến với kính chắn gió nguyên khối cong (tương tự kính chắn gió trên Su-27 và Mig-29) được thử nghiệm ở Lipetsk. Tuy nhiên cải tiến này không được đi vào sản xuất. Cho đến tận 6 năm sau, vào tháng 12/1977, ban Trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa ra chỉ thị yêu cầu sửa đổi và loại bỏ hoàn toàn các chi tiết thiếu sót và không thuận lợi này.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-7
 Su-17 mang mã “30 đỏ” được cải tiến với kính chắn gió nguyên  khối cong, tăng trường nhìn cho phi công.
Mẫu thử nghiệm Su-17 với càng đáp dạng thanh trượt
Sau đó mẫu Su-17 mang mã “30 đỏ” được dùng để làm thử nghiệm khả năng hoạt động ở các đường băng không trải nhựa, các đường băng dã chiến, đất mềm. Càng đáp chính được trang bị một bộ bánh xe xếp so le trước sau. Bánh xe dùng để đi trên đường lăn hoặc kéo vào hangar. Còn thanh trượt để cất và hạ cánh. Một thiết bị có vỏ bọc với máy quay phim được gắn dưới mũi máy bay để ghi hình hệ thống thanh trượt khi hoạt động, cùng với các camera hiệu chuẩn gắn trên thân và cánh đuôi đứng. 
Vì thử nghiệm ở các đường băng không trải nhựa, các đường băng dã chiến, đất mềm nên nó mang theo nhiều chủng loại thiết bị và vũ khí khi thử nghiệm, bao gồm hệ thống dẫn đường cho tên lửa có vỏ bọc Metel-A.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-8
 Su-17 mang mã “30 đỏ” với bộ càng đáp chính 2 bánh xe xếp so le trước sau và gắn thiết bị có vỏ bọc với máy quay phim dưới mũi máy bay.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (2)-Hinh-9
 Su-17 mang mã “30 đỏ” cất cánh với càng đáp chính dạng thanh trượt.
Mẫu thử nghiệm Su-17 với hệ thống đo xa laser Fon
Từ năm 1970 đến 1972, Liên Xô đã thử nghiệm hệ thống chỉ thị mục tiêu và hệ thống điều khiển mới cho các mẫu máy bay tiêm kích bom, tăng độ chính xác cho các vũ khí có điều khiển. 
Các bộ thiết bị trên bao gồm máy ngắm ném bom PKB-3, hệ thống đo xa laser Fon và hệ thống dẫn đường KN-23 cung cấp chuyến bay tự động trong khu vực của mục tiêu cùng một đường bay đã được lập trình. Ở Su-17 hệ thống đo xa laser Fon được lắp trong chóp mũi, thay thế radar đo xa SRD-5M và thử nghiệm thành công vào năm 1972.
Tri Năng