30 năm trước, lực lượng bộ binh Nga tại Afghanistan đã nhận được mô hình đầu tiên của súng phóng hỏa phản lực vác vai Shmel được gọi là súng phun lửa hay ống phóng đạn cháy để tiến hành thử nghiệm. Bằng cách bắn các loại đạn nổ trên không, hiệu quả của các ống phóng đạn cháy cá nhân di động có hiệu quả tàn phá như một pháo hạng nặng 150mm.
Nó nhanh chóng được phong biệt danh lấy từ thần thoại Hồi giáo với tên gọi “ống phóng của ma quỷ”. Bây giờ nó là một vũ khí quan trọng trong kho của bất kỳ quân đội hiện đại nào. Súng phóng lựu phản lực đã được phát triển do nhu cầu đối với hỏa lực hiệu quả hơn trong việc chống lại kẻ địch cố thủ trong các vị trí như các công sự, tòa nhà kiên cố..
Trong chiến tranh Việt Nam các nhà thiết kế Mỹ đã thử nghiệm giải pháp vào cuối những năm 1960 với loại súng phóng lựu phản lực 4 nòng XM191 bắn đạn cháy 66mm. Liên Xô cũng đã ra mắt phiên bản của riêng mình với súng phóng hỏa phản lực RPO-A Shmel.
|
Ống phóng đạn cháy Shmel trong biên chế quân đội Belarus. Nó là một vũ khí cá nhân mang lại nhiều nỗi sợ hãi tâm lý cho đối phương.
|
Phạm vi hiệu quả khoảng 200 mét, các thử nghiệm thành công đầu tiên đã loại trừ việc các tay súng đến gần công sự của đối phương mở ra một kỷ nguyên mới của súng phóng tên lửa. Súng phun lửa Shmel đã vượt qua đối thủ của nó bằng cách bắn một đầu đạn nhiệt áp ngoài đạn cháy thông thường.
Vụ nổ của đạn nhiệt áp phân tán một lượng thuốc nổ lỏng sau đó được đốt cháy bởi một ngòi nổ đặc biệt. Đạn nhiệt áp tạo nên vùng áp suất cao với thể tích lên đến 80 m3 tạo nên hiệu quả cao trong việc tiêu diệt đối phương ẩn nấp trong các công sự.
Đạn nhiệt áp tạo ra một vụ nổ trên không với nhiệt độ lên đến 2.000 độ C mà không cần phải xuyên thủng bức tường của công sự. Với sức nóng của vụ nổ nhiệt áp cơ hội sống sót trong khu vực ảnh hưởng của nó gần như bằng 0. Những binh lính đối phương ở vị trí xa hơn sẽ bị tổn thương bởi chấn động của áp lực vụ nổ.
Sau khi súng phun lửa Shmel được đưa vào sử dụng rộng rãi từ năm 1988, các đơn vị sản xuất hàng loạt đã được kết hợp thêm một loại đạn xuyên giáp có khả năng tấn công các xe bọc thép hạng nhẹ, các bức tường gạch hoặc bê tông kiên cố.
|
Ống phóng và đạn của Shmel trưng bày trong một cuộc triển lãm.
|
Các cuộc tấn công sau khi xâm nhập vào bên trong có thể tiêu diệt mọi thứ trong đó. Nó là một vũ khí có hiệu suất vượt trội nhưng với yêu cầu kỹ thuật và chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với đạn pháo 150mm thông thường.
Được sử dụng khá rộng rãi trong các cuộc xung đột, súng phun lửa Shmel được ví von như một loại “pháo bỏ túi” trong các hoạt động tác chiến ở khu vực đô thị nơi kết quả giao tranh được quyết định ở tầm gần.
Trong cuộc chiến tại Thủ đô Grozny của Chechnya năm 2000, Quân đội Nga thường xuyên phải chiến đấu với phiến quân Chechnya giữa các tòa nhà. Với điều kiện như vậy, sử dụng các cuộc tấn công bằng pháo binh và máy bay là rất nguy hiểm bởi nguy cơ thương vong do đạn lạc là rất cao.
Với các xe bọc thép cũng dễ bị tổn thương bởi các loại súng chống tăng cá nhân trong không gian chật hẹp của đường phố. Trong điều kiện đó, súng phun lửa Shmel và vũ khí hiệu quả nhất để tiêu diệt kẻ thù xuống khỏi các tòa nhà, căn hộ, tầng hầm và các công sự.
Ngày nay Shmel vẫn phục vụ trong quân đội Nga và như biệt danh “ống phóng ma quỷ”, nó là một vũ khí tạo nên tâm lý hoảng sợ với một cảm giác dễ bị tổn thương và không có khả năng ẩn nấp cho đối phương.
Quốc Minh