Gần đây, Tạp chí quốc phòng Khán Hòa có bài viết đánh giá sức mạnh của máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực nội địa L-15 của Trung Quốc. Các chuyên gia tạp chí này cho rằng, lực đẩy động cơ phản lực trên máy bay L-15 vượt xa so với tiêm kích F-CK-1 Kinh Quốc của Đài Loan, khả năng mang vũ khí tương đương cường kích Q-5.
L-15 là máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực siêu âm tiên tiến nhất Công ty Hồng Du, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo cho đến nay. Nó có trọng lượng cất cánh lớn nhất lên tới 9,8 tấn, dài 12,27m, sải cánh 9,48m.
|
Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực siêu âm Hồng Du L-15.
|
Trong kết cấu thân máy bay L-15 có 25% được chế bằng vật liệu composite. Tuổi thọ sử dụng của máy bay này lên tới 10.000 giờ (30 năm).
L-15 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-222K-25F do Ukraine cung cấp, sản sinh lực đẩy lên tới 2.518kg, tương đương với lực đẩy tiêm kích F-CK-1 Đài Loan. Với 2 động cơ này giúp L-15 trở thành một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu đạt vận tốc vượt âm thanh, Mach 1,4.
Máy bay có khả năng đạt tầm bay xa nhất đến 3.100km, trong hoạt động chiến nếu mang tải trọng 2 tấn vũ khí (tương đương cường kích Q-5 do Trung Quốc sản xuất) thì bán kính chiến đấu đạt 600km. Nếu không mang thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay giảm xuống 400km, nhưng khả năng mang vũ khí tăng lên 3 tấn.
Khán Hòa cho rằng, nếu được lắp đặt hệ thống radar công suất lớn thì sẽ nâng cao năng lực tấn công đối đất, đối hải của loại máy bay huấn luyện này lên tới 100 km, chính vì thế nó sẽ không thua kém bất kỳ loại máy bay tấn công chuyên dụng nào, ví dụ như cường kích tầm ngắn Sukhoi Su-25 của Nga.
|
Khán Hòa cho rằng khả năng chiến đấu của L-15 không hề thua kém chiến đấu cơ chuyên nghiệp Su-25 Nga.
|
Các chuyên gia dự đoán bộ vũ khí L-15 có thể gồm tên lửa không đối không, không đối tầm ngắn, bom hàng không có điều khiển và cả không điều khiển do Trung Quốc chế tạo. Nhìn chung hỏa lực của L-15 sẽ không thua kém nhiều Su-25 trong yểm trợ hỏa lực mặt đất.
Với đơn giá chưa tới 15 triệu USD/chiếc, triển vọng xuất khẩu của L-15 khá cao, nhất là ở thị trường các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh vốn có ngân sách eo hẹp. L-15 có thể vừa đảm nhiệm việc huấn luyện phi công cho quốc gia này, vừa có thể đảm nhiệm vai trò chiến đấu khi cần.
Ánh Dương