Nước nào có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới?

Google News

(Kiến Thức) - Theo thống kê mới nhất thì Mỹ đã chính thức soán ngôi Nga, trở thành quốc gia sở hữu kho đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới.

Tân Hoa Xã cho hay, số liệu thống kê mới nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho thấy, tính đến ngày 1/3/2014, số lượng đầu đạn hạt nhân Mỹ có là 1.585, nhiều hơn 73 đầu đạn so với Nga.
Tháng 4/2010, Mỹ và Nga ký đã hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới. Căn cứ vào hiệp ước này, hai bên cần phải trao đổi toàn diện về số lượng vũ khí hạt nhân và cho phép đối phương công khai dữ liệu phi cơ mật, từ năm 2011 Mỹ bắt đầu công bố định kỳ số liệu liên quan.
 Ảnh minh họa.
Số liệu mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho thấy, tính đến ngày 1/3 Mỹ có 1.585 đầu đạn hạt nhân, bao gồm đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa triển khai trên đất liền, đầu đạn trên tên lửa đạn đạo phóng ngầm và đầu đạn hạt nhân triển khai trên tên lửa mang phóng từ máy bay ném bom hạng nặng. Con số này so với môt năm trước giảm 69 đầu đạn, tuy nhiên vẫn vượt trên Nga 73 đầu đạn. Theo đó, số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga là 1.521 đầu đạn, tăng 32 quả so với năm trước.
Về phương tiện mang đầu đạn, Mỹ có 778 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền tên lửa đạn đạo phóng ngầm và máy bay ném bom hạng nặng triển khai, giảm 14 quả so với 1 năm trước; Nga có 498 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền, tên lửa đạn đạo phóng ngầm và máy bay ném bom hạng nặng triển khai, tăng 6 quả so với 1 năm trước, nhưng vẫn ít hơn so với Mỹ 280 quả.
Số lượng còn cho thấy, Mỹ tổng cộng có 952 bộ thiết bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền, thiết bị phóng tên lửa đạn đạo phóng ngầm và máy bay ném bom hạng nặng triển khai và chưa triển khai, giảm 76 bộ so với 1 năm trước. Nga tổng cộng có 905 bộ thiết bị phóng tương tự, tăng 5 bộ so với một năm trước, nhưng tổng số vẫn còn ít hơn so với Mỹ 47 bộ.
 Tên lửa đạn đạo Topol.
Căn cứ vào hiệp định mà Mỹ và Nga đạt được, hai nước cần phải cắt giảm số lượng đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa triển khai trên đất liền, tên lửa đạn đạo phóng ngầm và máy bay ném bom hạng nặng của mỗi nước xuống 1.550 quả; cắt giảm phương tiện phóng (tên lửa) xuống 700 quả; cắt giảm thiết bị phóng tên lửa đạn đạoxuống 800 bộ.
Căn cứ vào tiêu chuẩn này, Mỹ vẫn cần phải cắt giảm toàn diện vũ khí chiến lược, Nga chỉ cần cắt giảm việc triển khai và không triển khai thiết bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên lục địa, trên biển, trên không.
Bằng Hữu