Theo một số nguồn tin, AFT-20 lựa chọn sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh ZBD04A mà Lục quân Trung Quốc đang sử dụng. Việc dùng ZBD-04A giúp tạo thuận lợi cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa khi cần, kể cả trong điều kiện chiến trường. Khung bệ được bọc giáp thép hạng nhẹ có thể chống đạn súng bộ binh và mảnh bom, pháo. Xe được trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 500km, có khả năng bơi lội tốt.
|
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành AFT-20.
|
Hệ thống giá phóng và khí tài trinh sát tên lửa chống tăng được đặt ở phần giữa thân, có khả năng quay đa hướng. Trên bệ phóng được lắp 8 hộp chứa đạn tên lửa (chia làm 2 khối, 4 hộp/khối), bố trí giữa 2 khối là khối ngắm bắn, chị thị mục tiêu quang điện. Ở ngay dưới khối bệ phóng là 8 ống phóng lựu đạn khói.
Về tên lửa, AFT-20 được trang bị đạn tên lửa chống tăng tầm xa HJ-10 không rõ thông số kĩ thuật. Theo các chuyên gia nước ngoài, tên lửa HJ-10 tương đương (hoặc có thể là thiết kế sao chép) tên lửa Spike-NLOS của
Israel.
Phạm vi tác chiến của HJ-10 vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, có một số bình luận cho rằng, tầm bắn của AFT-20 có thể đạt tới 50-70km. Dẫu vậy, các nguồn tin được tiếp cận tài liệu dự án cho biết rằng, tầm bắn của HJ-10 chỉ rơi vào khoảng 2-10km.
Về hệ thống điều khiển, các nguồn tin cho biết là HJ-10 được bắn theo nguyên lý “bắn và quên” (nghĩa là xạ thủ sau khi ấn nút phóng, tên lửa tự động bay tới mục tiêu mà không cần xạ thủ điều khiển như trên một số hệ thống tên lửa chống tăng phổ biến hiện nay). Một số thông tin cho thấy, tên lửa trong quá trình bay có thể duy trì thông tin liên lạc hai chiều với trạm điều khiển, do đó cho phép xạ thủ tái nhắm mục tiêu sau khi tên lửa được bắn đi.
|
AFT-20 phóng tên lửa chống tăng HJ-10.
|
Báo chí Trung Quốc cho rằng, AFT-20 là một loại vũ khí rất thú vị, có triển vọng tốt. Nhưng cần phải nói rằng, trở thành vị trí chiến thuật đặc biệt của hệ thống chống tăng là quá hẹp, không đủ để thể hiện hết tiềm năng thực sự của tên lửa HJ-10.
Bằng Hữu