Tàu ngầm Nga sẽ có “áo” tàng hình trong tương lai

Google News

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Nga sẽ nhận được lớp phủ cải thiện đáng kể khả năng ngụy trang của chúng chống lại hệ thống định vị thủy âm của địch. 

“Ở Viện nghiên cứu khoa học trung tâm TsNII mang tên viện sĩ hàn lâm A. N. Krylov ở Sankt Peterburg đã khẳng định tin tức có trong các văn bản công khai phát triển Hải quân Nga”, báo Izvestia cho biết. Chính ở đây đang tiến hành các nghiên cứu về thủy âm của tàu ngầm và tạo ra giải pháp mới cho phép biến các tàu ngầm Nga thành vô hình.
Vật liệu mới sẽ được cài lắp các cảm biến chủ động và các tấm polime chứa bọt khí có khả năng vô hiệu hóa các tín hiệu của hệ thống định vị thủy âm (sonar). Đồng thời với việc giữ nguyên các chỉ tiêu về độ ồn đã đạt được của các tàu ngầm thế hệ thứ 4 Yasen và Borei, điều này sẽ cho phép giảm khả năng phát hiện ra các tàu ngầm Nga xuống ba lần.
 Ảnh minh họa.
Hiện nay, để ngụy trang tàu ngầm chống các hệ thống phát hiện đang sử dụng việc che phủ thân tàu bằng lớp được gọi là chống sonar thụ động. Đây là loại vật liệu trên cơ sở cao su. Khi sử dụng vật liệu này, con tàu sẽ không được bảo vệ chống sonar dùng tần số thấp hơn 1KHz phát hiện. Theo các tài liệu được dẫn trong văn bản của bộ quốc phòng, các tàu ngầm Nga khá dễ bị phát hiện khi dùng các radar loại đó.
VIện TsNII mang tên viện sĩ A. N. Krylov giải thích: “Các phương tiện phát hiện hiện đại của đối phương đã “giảm” tần số phát xuống dưới 1KHz. Cự ly phát hiện tăng lên, và xuất hiện khó khăn”.
Lớp phủ đang được nghiên cứu phát triển sẽ không chỉ hấp thụ tín hiệu của sonar (như các vật liệu thụ động hiện nay), mà vô hiệu hóa các tín hiệu được phát đến. Lớp phủ chủ động có gắn thiết bị điện tử sẽ xác định tần số làm việc của hệ thống định vị thủy âm của đối phương, và phát tín hiệu của nó cũng tần số đó, nhưng ngược pha.
Nguồn tin cho biết:“Tín hiệu đến được thu và phát lại trong pha ngược lại, tín hiệu sẽ triệt tiêu nhau”.
Muốn vậy, trong lớp phủ mới phải bố trí các cảm biến và các đường truyền quang học của máy tính điều khiển hệ thống, cũng như các phần tử phát tín hiệu chủ động. Vật liệu được làm dưới dạng tấm composite chưa bọt khí, vì vậy không thể sử dụng lớp cao su phủ thân tàu ngầm hiện đại được nữa, tài liệu của bộ quốc phòng chỉ rõ. Công trình nghiên cứu này sẽ trở thành vạn năng cho mọi loại tàu ngầm và sẽ làm việc với các hệ thống máy tính tương lai cho hạm đội tàu ngầm.
 Mẫu vật liệu phủ mới sẽ phải có trước cuối năm 2016.
Nhiệm vụ là trong 3 năm phải nghiên cứu được công nghệ tạo ra lớp phủ thủy âm chủ động trên cơ sở vật liệu sợi có sử dụng vật liệu composite – phải có được các mẫu đầu tiên trước cuối năm 2016. Bộ Công thương sẵn sàng chi 200 triệu Rub cho nghiên cứu thành công công nghệ hệ thống bảo vệ chống hệ thống định vị thủy âm thủy âm chủ động.
Ở Viện TsNII mang tên viện sĩ Krylov thông báo, kết quả của công trình phải là cấp độ quốc tế. Bản giải thích kèm theo nhiệm vụ kỹ thuật cho công trình nghiên cứu cũng khẳng định điều này.
Người tiếp chuyện báo nhấn mạnh: “Công nghệ này hiện nay không chỉ Nga chưa nắm được, mà trên thế giới cũng thế. Hiện đều dùng lớp phủ thụ động, lớp phủ chủ động là tương lai”.
Chuyên gia về hạm đội tàu ngầm Nga, thành viên hội đồng câu lạc bộ thủy binh tàu ngầm Sankt– Peterburg Andrei Nikolaev nhận định, công nghệ mà các văn bản đề cập đến thật sự có thể cải thiện nâng cao việc ngụy trang tàu ngầm.
Chuyên gia này nói: “Dự kiến không chỉ hấp thụ tín hiệu bằng vật liệu thân tàu, mà còn làm nó suy giảm nhờ các phương tiện kỹ thuật. Nhiệm vụ không cho tín hiệu phản hối trở lại hoặc làm méo nó đi có thể được thực hiện nhờ phát xạ phản pha”.
Đồng thời Nikolaev cho rằng, bất kể tiềm năng to lớn của công nghệ này, thành công của việc thực hiện nó chưa phải là đã chắc chắn. Các ưu thế mà công nghệ này hứa hẹn còn cần phải được chứng minh.
Nguyễn Vũ