Hãng thông tấn TASS dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự người Nga – Đại tá Mikhail Khodaryonok cho hay, phiến quân IS đang tự phát triển các hệ thống tên lửa đất đối không với sự giúp đỡ bí mật từ một số quốc gia Trung Đông và đây có thể hành động dẫn đến một hậu quả khó lường.
Không chỉ riêng Khodaryonok mà nhiều chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới đều nhận định, việc tích hợp các bộ phận của nhiều hãng sản xuất khác nhau để tạo nên một hệ thống tên lửa phòng không là điều không hề dễ dàng. Và các vấn đề kỹ thuật chỉ có thể được giải quyết bởi các chuyên gia có chuyên môn làm việc lâu năm tại các nhà máy quốc phòng. Ngay cả khi các vấn đề về kỹ thuật được giải quyết thì việc hoàn thiện các hệ thống tên lửa phòng không trong thời gian ngắn là điều không thể.
|
Phiến quân IS đang cố gắng xây dựng một hệ thống tên lửa phòng không "mới" từ những gì còn sót lại Syria.
|
Trong một cuộc chiến thông thường đòi hỏi tới hàng ngàn quả tên lửa SAM và phiến quân IS không có cách nào để sở hữu số tên lửa nhiều như vậy. Trong khi đó việc sở hữu tên lửa chưa phải là vấn đề lớn nhất khi một hệ thống tên lửa phòng không còn cần tới hệ thống radar giám sát, hệ thống điều khiển hỏa lực và nhiều thành phần khác.
Khodaryonok nhấn mạnh rằng, một tên lửa đất đối không với độ chính hầu như không có là những gì IS có thể đạt được với một hệ thống tên lửa phòng không “tự chế” trong thời gian ngắn. Trong khi đó các máy bay ném bom Nga đều tác chiến ở độ cao trung bình và cao, với độ cao trên thậm chí IS có sở hữu cả một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp thì nó cũng không hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hệ thống tên lửa phòng không tự tạo của IS trong thời gian gần đây được cho là có sự hỗ trợ từ một số quốc gia Trung Đông trong khu vực vốn từ lâu luôn âm thầm ủng hộ tổ chức Hồi giáo này. Xa hơn nữa nó có thể là vỏ bọc của việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp cho phiến quân IS.
|
Dù sở hữu cả tên lửa phòng không vác vai nhưng IS vẫn không thể đe dọa được máy bay chiến đấu của Nga kể cả trực thăng vũ trang.
|
Trước đó, kênh truyền hình Ả Rập Sky News đưa tin cho hay, phiến quân IS đã phát triển thành công một hệ thống tên lửa phòng không tự tạo với đạn là những tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder do Mỹ chế tạo. Nhưng nhiều ý kiến chuyên gia lại cho rằng thiết kế của IS chỉ làm tạm thời và thay vào đó chúng sẽ cố gắng xây dựng một nền tảng tên lửa phòng không mới dựa trên các tên lửa không đối không R-13M do Liên Xô chế tạo luôn có sẵn ở các căn cứ không quân Syria.
Việc thay thế pin nhiệt của tên lửa không đối không AIM-9 do Mỹ chế tạo cũng khá khó khăn bởi vì nó được tích hợp sâu vào trong hệ thống dẫn đường của tên lửa. Tất nhiên R-13M cũng có thiết kế tương tự nhưng các chuyên gia kỹ thuật quân sự của IS có kiến thức về các loại vũ khí do Liên Xô chế tạo tốt hơn so với vũ khí của Mỹ.
Trong đoạn video được công bố gần đây các chuyên gia phân tích quân sự cũng chỉ ra rằng, phiến quân IS sử dụng hệ thống dẫn đường của một máy bay chiến đấu cũ để điều khiển các tên lửa đất đối không của chúng. Nhưng để tích hợp các bộ phận rời rạc này để tạo nên một hệ thống tên lửa phòng không là điều khó có thể thực hiện được với hàng loạt rào cản về mặt kỹ thuật cho dù chúng có tính khả thi.
Một vấn đề khó khăn nữa đối với phiến quân IS là phát triển một hệ thống điều khiển cảnh báo khóa mục tiêu đối với người vận hành một hệ thống tên lửa phòng không. Nếu IS giải quyết hết các vấn đề kỹ thuật thì bước tiếp theo chúng phải xây dựng một nền tảng bệ phóng tên lửa đất đối không phù hợp giúp tên lửa có thể hoạt động hiệu quả khi tác chiến. Nhất là để tên lửa có thể đạt được phương vị và độ cao cần thiết, còn hệ thống điều khiển điều khiển tọa độ sẽ không cần thiết đối với một hệ thống tên lửa phòng không “tạm bợ” như của IS.
|
Một hệ thống tên lửa phòng không như MIM-72 có thể là lựa chọn tốt cho thiết kế hệ thống tên lửa phòng không tự tạo của IS.
|
Các chuyên gia phân tích của tạp chí quân sự Jane cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Chaparral với các tên lửa đất đối không MIM-72 là một ví dụ điển hình cho việc chuyển đối tên lửa không đối không sang đất đối không của AIM-9 với tầm bắn hiệu quả từ 6-18km. Nhưng đối với R-13M tầm bắn hiệu quả sẽ thấp hơn chỉ tầm 5,5km và nó chỉ có thể bắn hạ các mục tiêu ở độ cao 2.750m, nhưng đó chỉ là những con số trên lý thuyết và thực tế còn tệ hơn rất nhiều.
Vì vậy, nếu phiến quân IS phát triển thành công một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn từ những gì có được thì nó sẽ tương tự như một hệ thống tên lửa phòng không vác vai di động ví dụ như Igla-1 với các khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp. Nhưng đối với các mục tiêu bay như máy bay chở khách thương mại luôn bay ở độ cao lớn thì điều này không có thể xảy ra.
Một hệ thống tên lửa phòng không tự tạo dựa trên tên lửa không đối không R-13M có thể tạo ra mối đe dọa với các máy bay chiến đấu bay tầm thấp của Nga hay Mỹ và thậm chí chúng gần như miễn nhiễm với các hệ thống tác chiến điện tử. Nhưng bù lại ngay khi được triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này sẽ xuất hiện rõ nét trên chiến trường với vệt khói đặc trưng của chúng và khi đó việc chúng bị tiêu diệt chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trà Khánh