Tiết lộ nơi Trung Quốc bố trí 200 cường kích JH-7

Google News

(Kiến Thức) - JH-7 là cường kích tiên tiến, mạnh mẽ của Trung Quốc được nước này bố trí trang bị cho cả Không quân và Không quân Hải quân.

Theo Tạp chí Khán Hòa, những bức ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 5/2013 cho thấy Công ty máy bay Tây An (XAC), Trung Quốc đã sản xuất thêm 9 máy bay cường kích JH-7A mới. Vậy, lực lượng nào sẽ được trang bị lô máy bay cường kích JH-7A mới?
Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc rất thích JH-7A, vì loại máy bay này có tải trọng lớn nhất trong các loại máy bay cường kích được sản xuất trong nước, tầm bay xa, bảo dưỡng dễ dàng, giá thành thấp. Máy bay JH-7 an toàn hơn so với một loạt máy bay tác chiến khác, mà loại máy bay này cũng đã 2 lần tham gia tập trận tại nước ngoài thành công.
 Cường kích phản lực siêu thanh JH-7.
Máy bay JH-7 là lựa chọn đầu tiên để trang bị cho sân bay Đại Trường thuộc Sư đoàn 6 không quân Hải quân Trung Quốc. Năm 1994, Trung Quốc bắt đầu triển khai cho Trung đoàn 16, với 20 máy bay, đến năm 2006, sân bay Đại Trường mới được mở rộng 4 kho chứa máy bay, đưa máy bay JH-7A bổ sung trở thành một trung đoàn hoàn chỉnh với 24 chiếc.
Sau này, lực lượng không quân hải quân tiếp theo được trang bị JH-7A là Sư đoàn 9 đóng tại đảo Hải Nam. Từ thời gian xây dựng kho chứa (năm 2009) có thể thấy tình hình triển khai của JH-7A.
Khán Hòa cho rằng, Không quân Hải quân Trung Quốc tổng cộng đã triển khai 96 máy bay JH-7/JH-7A cho 4 trung đoàn.
Trung Quốc cũng trang bị máy bay JH-7A cho 2 Trung đoàn thuộc Sư đoàn 28 Không quân Trung Quốc. Vì vậy, 9 máy bay JH-7A được chế tạo mới nhất cũng có thể trang bị để bổ sung cho trung đoàn này.
 96 chiếc JH-7 đã được trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc, trong đó có cả đơn vị đóng tại đảo Hải Nam.
Căn cứ Duy Phương thuộc Trung đoàn 14, Sư đoàn 5 Đại Quân khu Tế Nam cũng triển khai 24 máy bay JH-7A. Đây là lực lượng máy bay JH-7A gần bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản nhất. Năm 2008, lực lượng này được trang bị JH-7A, khi đó chưa xây dựng kho chứa máy bay, năm 2011 mới hoàn thành việc xây dựng.
Trung đoàn 31, Sư đoàn 11 Không quân đóng tại Tứ Bình thuộc Đại Quân khu Thẩm Dương cũng được trang bị JH-7A. Cũng là lực lượng JH-7A cách biên giới Trung-Nga gần nhất. Ảnh vệ tính hồi tháng 10/2010 đã cho thấy Trung Quốc đã xây dựng kho chứa máy bay JH-7A tại căn cứ Tứ Bình.
Một số bức ảnh về cuộc tập trận quân sự chung giữa Nga và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý. Trong cuộc tập trận này máy bay JH-7A trực tiếp bay từ Urumchi đến Nga. Sân bay Urumchi là căn cứ dưới đất, Sư đoàn 37 Không quân Trung Quốc những năm gần đây được trang bị rất nhanh chóng.
Ảnh vệ tinh ngày 19/1/2012 cho thấy trên sân bay Urumchi có 7 máy bay JH-7A và 15 máy bay J-8II, nhưng do không có thiết bị tiếp nhiên liệu trên không, vì vậy loại trừ khả năng là J-8D/F.
 JH-7 có bán kính tác chiến khoảng 1.700km.
Vì vậy, kết luận khả thi cuối cùng là, liệu Sư đoàn 37 Không quân Trung Quốc đã bắt đầu trang bị máy bay JH-7A? nhìn từ góc độ quy luật bố trí phòng thủ máy bay chiến đấu hiện đại là hoàn toàn có thể. Vì 3 Đại quân khu khác đều đã trang bị máy bay JH-7A, mà Đại Quân khu Thành Đô và Lan Châu không trang bị. Những năm gần đây, để đối phó với quân đội NATO và Mỹ đóng tại Afghanistan, buộc Trung Quốc tăng cường phòng không toàn bộ biên giới phía Tây Trung Quốc. Các thành phố phía Tây như Tây An, Lan Châu đều lần lượt được triển khai tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-9A.
Mặc dù không tính đến máy bay JH-7A tại căn cứ Urumchi, thì Không quân Trung Quốc tổng cộng triển khai 96 máy bay JH-7A cho 4 trung đoàn, cộng với một số lượng tượng tự máy bay không quân hải quân Trung Quốc JH-7/JH-7A, nâng tổng số máy bay JH-7A lên 192 máy bay, cộng với số máy bay trung tâm huấn luyện cần phải triển khai có thể nâng tổng số máy bay JH-7A của Quân đội Trung Quốc lên hơn 200 máy bay.
JH-7 (hay còn gọi là FBC-1 Flying Leopard - "báo bay") là máy bay cường kích phản lực siêu âm 2 chỗ ngồi do Viện thiết kế 602 thiết kế và Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An (XAC) sản xuất từ đầu những năm 1990.
Thiết kế JH-7 được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu có tỷ lệ nội địa hóa rất cao của Trung Quốc, đặc biệt là ít chịu ảnh hưởng của thiết kế nước ngoài hơn so với mẫu J-10 hay J-11.
Bộ vũ khí của JH-7.
JH-7 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tây An WS-9 cho tốc độ cực đại 1.808km/h trên độ cao 11km và tầm bay 3.650km, trần bay 15,5km.
Máy bay có khả năng mang tới 6,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu YJ-8/82K, tên lửa chống radar YJ-91 và bom có hoặc không điều khiển.
Bằng Hữu