Tờ
The Washington Times của Mỹ cáo buộc,
Trung Quốc đang "ủ mưu, lập kế" để không trả tiền mua tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr thứ 2 trị giá 14 triệu USD cho Ukraine.
Trước đó, đầu tháng 3/2014 Ukraine đã bàn giao 1 tàu đệm khí lớp này cho quân đội Trung Quốc, nhưng sau bàn giao mấy ngày thì cơ sở sản xuất tại Crimea đã sát nhập vào Nga. Vấn đề hiện tại là ai sẽ được số tiền trị giá 14 triệu USD này.
Do hợp đồng là được ký giữa hai nước Trung Quốc và Ukraine trước khi Nga can thiệp vào vấn đề Ukraine, về lý thì Bắc Kinh phải trả số tiền này cho Kiev. Nhưng Nga phản đối mạnh mẽ và khẳng định Trung Quốc nên trả tiền cho 2 công ty đóng tàu trên lãnh thổ Crimea. Sau khi Crimea sát nhập vào Nga, 2 nhà máy đóng tàu này bị Moscow kiểm soát.
|
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr.
|
Rất rõ ràng, Trung Quốc đồng ý với ý kiến của Nga và chuẩn bị sẽ chuyển tiền cho 2 công ty đóng tàu độ bộ tại Crimea. Điều này khiến chính phủ Ukraine rất phẫn nộ và yêu cầu Trung Quốc buộc phải lựa chon một trong hai nước Nga hoặc Ukraine, mà Trung Quốc lại không muốn làm như vậy.
Sự bế tắc này cũng có nghĩa là phần thứ 2 của hợp đồng được ký giữa Kiev với Bắc Kinh năm 2009 sẽ bị hủy bỏ. Có báo cáo cho rằng, tổng hợp đồng là đóng 4 tàu đệm khí lớp Zubr với tổng trị giá 315 triệu USD. Theo đó hợp đồng quy định lô 2 tàu đổ bộ đệm khí đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu tại Crimea, 2 tàu khác sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của chuyên gia kỹ thuật Ukraine.
Tháng 4/2013 chính phủ Kiev bàn giao tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đầu tiên cho Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc coi Zubr là trang bị quan trọng để tăng cường thực lực Hải quân nước này. Khi đó phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc từng cho biết, tàu này sẽ giúp quân đội Trung Quốc có khả năng chở quân và
vũ khí nhanh chóng đến bờ biển đối phương, là vũ khí sắc bén để quân đội nước này thực hiện hoạt động đổ bộ.
Ukraine luôn là một trong những nước xuất khẩu trang bị chủ yếu nhất trên thế giới, với việc lấy thiết kế của Nga hoặc hệ thống vũ khí quy mô lớn thời kỳ Liên Xô làm cơ sở. Trong thời gian hơn 20 năm, trở thành khách hàng mua sắm vũ khí trang bị lớn nhất của Ukraine, Trung Quốc hầu như chỉ mua vũ khí cấp cao do Nga thiết kế từ Ukraine, giá thấp hơn nhiều so với nhập khẩu trực tiếp từ Nga. Một số nền tảng vũ khí và linh kiện chủ yếu của Trung Quốc gồm tàu sân bay Liêu NInh, tàu phá băng viễn dương,
máy bay chiến đấu J-15, máy bay ném bom hạng nặng và động cơ phản lực của máy bay vận tải đều là do Nga thiết kế và được Trung Quốc mua từ Ukraine.
Cho nên rất rõ ràng, việc Crimea sáp nhập vào Nga làm cho Trung Quốc mất đi kênh độc lập đó là thông qua việc “cửa sau” để mua sắm hệ thống vũ khí hiện đại do Nga chế tạo.
Bằng Hữu