Tường tận tàu sân bay độc nhất có 2 lò phản ứng hạt nhân

Google News

Tàu sân bay Enterprise có chiều dài 342,3 m, là tàu hải quân dài nhất thế giới, hàng không mẫu hạm duy nhất có hơn 2 lò phản ứng hạt nhân.

55 năm trước, ngày 24/9/1960, tàu sân bay Enterprise của Hải quân Mỹ được hạ thủy. Đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Từ thời Thế chiến thứ II tàu sân bay trở thành hiện thân cho sức mạnh trên biển và việc xếp thứ hạng sức mạnh hải quân chủ yếu dựa vào số lượng tàu sân bay trang bị cho lực lượng hải quân của các quốc gia trên thế giới.
Tuong tan tau san bay doc nhat co 2 lo phan ung hat nhan
 Tàu sân bay Emterprise của hải quân Mỹ.

Sau Chiến tranh Lạnh, rất nhiều quốc gia lại tiếp tục phát động các chương trình phát triển, xây dựng tàu sân bay tốn kém và nhu cầu mua tàu lớp này cũng gia tăng.

Yêu cầu cơ bản đối với bất kỳ lực lượng vũ trang nào là tính cơ động, do đó các phương tiện chiến đấu có khả năng cơ động cao đóng vai trò then chốt trong nhiều trận đánh.

Các phương tiện hoạt động bằng năng lượng có công suất lớn có thể đồn trú tại vùng biển rộng lớn trong nhiều thập kỷ liên tiếp.

Enterprise là hàng không mẫu hạm đầu tiên và duy nhất thuộc lớp tàu sân bay cùng tên, mặc dù theo kế hoạch Hải quân Mỹ sẽ trang bị một loạt 5 tàu cùng lớp.

Chi phí sản xuất 451 triệu USD cũng là một trong những lí do dự án sản xuất tàu lớp sân bay lớp này bị dừng hoạt động.

Enterprise có chiều dài 342,3 m, là tàu hải quân dài nhất thế giới. Nó là hàng không mẫu hạm duy nhất có hơn 2 lò phản ứng hạt nhân hoạt động.

Enterprise mang theo 8 lò phản ứng hạt nhân A2W trên boong. 

Tàu sân bay hiện đại là một căn cứ quân sự của Hải quân các quốc gia, có khả năng vận chuyển thiết bị, phương tiện vũ khí tới bất cứ địa điểm nào trên mặt nước.

Tàu được trang bị hàng loạt các máy bay như chiến đấu cơ, máy bay cường kích, máy bay trinh sát và máy bay tiếp nhiên liệu. Máy bay không người lái (UAV) chiếm một phần lớn trang thiết bị của tàu.

Tàu sân bay Enterprise có khả năng chứa tối đa hơn 90 máy bay, nhưng thông thường nó chỉ có thể mang được 66 chiếc.

Mỗi khu vực đỗ máy bay bên mép tàu có thể chứa được 4 máy bay tác chiến điện tử tiến công loại EA-6B Prowler, 4 máy bay cảnh báo sớm điện tử E-2C Hawkeye, 5 trực thăng tác chiến chống tàu ngầm SH-60F Seahawk, 6 máy bay tác chiến chống tàu ngầm S-3B Viking và 43 máy bay chiến đấu phản lực F/A-18.

Vũ khí trên tàu bao gồm cả các hệ thống tên lửa và pháo phòng không. Tàu sân bay còn có các tàu hộ tống đi kèm.

Tàu sân bay USS Enterprise được trang bị 3 hệ thống phóng tên lửa dẫn đường MK-29 NATO Sea Sparrow và các hệ thống vũ khí đánh gần Phalanx cỡ nòng 20mm (CIWS) và 2 hệ thống tên lửa không khí động tròn xoay (RAM).

Tàu Enterprise hàng không này đã ngừng hoạt động vào ngày 01/12/2012.

Các chuyên gia không thể đi tới ý kiến đồng nhất về số phận của tàu sân bay. Nhiều người cho rằng chi phí sản xuất loại vũ khí này là quá lớn, không phù hợp.  

Hoạt động quân sự hiện tại, cùng sự phát triển của tên lửa hành trình và các phương tiện bay không người lái đã đặt ra mối nghi ngờ về tính cấp thiết của tàu sân bay trong tương lai. Ngoài khía cạnh quân sự còn có vấn đề về tài chính.

Việc sản xuất tàu sân bay mới là một dự án dài hạn tốn hàng tỷ USD. Nó đặt ra một khối lượng công việc và các đơn đặt hàng lớn cho hàng loạt doanh nghiệp.

Ngoài ra, rất khó để đánh giá về sức mạnh và khả năng của loại tàu này. Vì vậy, các cường quốc có tham vọng thống lĩnh toàn cầu vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện tàu sân bay.

Đức Dũng/ infonet