Cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra từ ngày 17/1/1990 đến ngày 28/2/1991, giữa một bên là Iraq và bên kia là lực lượng liên quân gần 30 nước do Mỹ đừng đầu, được xem là cuộc chiến tranh điển hình về sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại như máy bay ném bom tàng hình F-117A, các kiểu tên lửa và bom đạn tự dẫn đường bằng laser, radar hồng ngoại, vô tuyến truyền hình mà phương tiện thông tin đại chúng thế giới gọi tắt là vũ khí “tinh khôn”, vũ khí “thông minh”, vũ khí “phóng và quên” – nghĩa là tự tìm và diệt mục tiêu sau khi được phóng đi từ phương tiện mạng.
|
Chiến đấu cơ Mỹ bay trên không phận Iraq. |
Tổng hợp cuộc chiến tranh cho thấy, Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng tổng cộng 35 loại máy bay, 12 loại trực thăng, 14 loại tăng- thiết giáp, 8 loại pháo, 23 loại tên lửa đạn đạo, bom, đạn, 9 loại phương tiện phòng không vào cuộc chiến này.
Đặc biệt, Mỹ và đồng minh đã huy động một lượng lớn tàu hải quân hùng hậu, bao gồm: 5 loại tàu sân bay; 7 loại tàu tuần dương hạm; 5 loại tàu khu trục; 3 loại tàu Frigate; 4 loại tàu quét mìn; 7 loại tàu đổ bộ và 1 loại tàu ngầm để chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Với lực lượng, phương tiện chiến trang hùng hậu, mang sức mạnh vô địch ấy, với các chiến dịch: “Lá chắn sa mạc”, “Bão táp sa mạc” và “Thanh Kiếm sa mạc”, với những đòn tiến công phủ đầu cường độ cao, Mỹ và đồng minh đã khiến cho quân đội Iraq không thể chống đỡ nổi.
Kiến Thức trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số loại vũ khí công nghệ cao điển hình mà Mỹ và các nước đồng minh sử dụng hiệu quả trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh:
Kỳ 1: "Chim sắt" Mỹ và đồng minh vồ mồi trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Sáng sớm ngày 17/1/1991, Mỹ và đồng minh bắt đầu chiến dịch không kíchồ ạt (với hơn 1.000 lần xuất kích một ngày) đánh phá Iraq với mật danh “Bão táp sa mạc". Mục đích của họ là “làm mềm chiến trường”, buộc Iraq phải đầu hàng. Những vũ khí được sử dụng trong chiến dịch này là các loại vũ khí dẫn đường chính xác (hay "bom thông minh"), bom bầy, BLU-82 "daisy cutters" và tên lửa hành trình.
Tham gia chiến dịch này có một số loại phương tiện đáng chú ý:
Máy bay A-10 Thunderbolt II
A-10 Thunderbolt II hay có tên gọi khác là Thần sấm II, do hãng Fairchild-Republic sản xuất cho Không quân Mỹ dùng để yểm trợ gần, chi viện không quân trực tiếp cho bộ binh bằng cách tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác. Đây là chiếc máy bay đầu tiên của Không lực Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến từ trên không.
|
Máy bay cường kích A-10 có hình dáng rất dữ tợn. |
Máy bay này có một chỗ ngồi, hai động cơ phản lực General Electric TF34-GE-100A với sức đẩy 2x 40.32 kN. Buồng lái được trang bị lớp giáp Titan dày từ 12,7mm đến 38,1mm với tổng trọng lượng lên đến 408kg. Lớp giáp này có thể chịu được đạn phòng không 23mm.
Về cấu tạo, A-10 có sải cánh dài 17,53m, diện tích cánh 47,01m2, dài toàn bộ 16,35m, cao toàn bộ 4,47m; trọng lượng cất cánh 21.500kg; trọng lượng rỗng là 10.977kg; tốc độ tối đa 740 km/h; tầm hoạt động tối đa 4.000km. Máy bay đạt tốc độ: Tối đa là 706 km/h, tối thiểu là 220 km/h; leo cao 1.828m/phút và cao độ tối đa đạt 13.636m.
Về vũ khí, A-10 được trang bị 1 pháo 30mm GAU-8/A với 1.350 viên đạn; 16 bom Mk 82 điều khiển bằng laser, rocket, bom CBU và tên lửa Maverick. Ngoài ra máy bay này còn được trang bị máy ảnh thu cảnh giới radar AN/ALQ-69, bộ rải nhiễu tiêu cực/ pháo sáng ALE-40 (V) 10, bộ gây nhiễu ra đa nhiều chế độ AN/ALQ-119 (V) hoặc AN/ALQ-184.
Máy bay A-10 được đưa vào trang bị cho không quân Mỹ từ tháng 3/1964. Trước chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã dự tính loại A-10 khỏi biên chế vào năm 1990. Nhưng do quá trình hoạt động hiệu quả trong cuộc chiến tranh này, đặc biệt là trong tác chiến chống tăng, do đó hiện nay Mỹ tiếp tục chi tiền để nâng cấp lên chuẩn A-10C và dự tính A-10 sẽ được sử dụng tới năm 2030.
Pháo đài bay B52 Strstofortress
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress hay còn gọi là “pháo đài chiến lược” do hãng Boeing sản xuất và được Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1968. Đây là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất và mang được đến 27 tấn (60.000 lb) vũ khí.
Tính đến chiến tranh vùng Vịnh, Không quân Mỹ có 247 chiếc gồm: 152 chiếc B-52G, 95 chiếc B-52H, trong đó có 30 chiếc mang bom thường và 30 chiếc được trang bị tên lửa Harpoon.
Máy bay ném bom B-52 có kích cỡ rất lớn với chiều dài 49,05m, cao 12,4m, sải cánh 56,39m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 221,35 tấn. Để nâng con quái vật này lên trời, người ta phải trang bị cho nó 8 động cơ turbo quạt ép TF33-P-3/103 cho tốc độ bay lớn nhất 1.000km/h, bán kính chiến đấu là 7.210km, tầm bay tối đa 15.000km và trần bay là 17.000m.
|
Máy bay ném bom chiến lược B-52. |
Về mặt vũ khí trang bị, phiên bản B-52G và B-52H sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh được trang bị pháo phòng không ở đuôi và khả năng mang 20 tên lửa hành trình AGM-69 hoặc AGM-86; hoặc mang 27 bom 750kg, 27 bom 1.000kg hoặc 8 bom 2.000kg.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, các máy bay ném bom B-52 này còn được lắp đặt thêm bom giả tên lửa AGM-142 HAVE NAP của Israel, đạt tầm 120km, đầu nổ 327kg, dẫn bằng vô tuyến truyền hình. Hoặc bom chùm CBU-87B chứa 202 bom con, mỗi quả 1,54kg, nổ xuyên giáp dày 118mm. Mỗi phi vụ rải 8.000 bom con.
Thực hiện chiến dịch không kích Iraq, những chiếc B-52G xuất phát từ các căn cứ tại Anh Quốc và đảo Diego Garcia bay và ném bom tầm thấp cho đến khi các lực lượng Liên quân chiếm được ưu thế trên không hoàn toàn và có khả năng khống chế mọi hệ thống phòng không có thể bắn tới các máy bay ném bom tầm cao. B-52 có vai trò quan trọng trong quá trình chiến dịch Bão táp Sa mạc (Desert Storm) vì chúng có thể được sử dụng mà tránh khỏi bị trừng phạt. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, B-52 chỉ bị thiệt hại một chiếc bị rơi và nhiều chiếc khác bị hư hại nhẹ do các hoạt động đối phương.
Vận tải cơ khổng lồ C-17A
C-17A là máy bay vận tải hạng nặng tầm xa do hãng Mc.Donnell Douglas (Mỹ) sản xuất. Loại máy bay này có ưu điểm là cất cánh trên đường băng ngắn, trong khi mang tải lớn.
Trước khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra Mỹ đã đặt hàng mua 210 chiếc. Trong chiến tranh, chúng được dùng để chở xe tăng, xe chiến đấu bộ binh đến thẳng chiến trường rất hiệu quả.
Máy bay có kích thước rất lớn, tương đương B-52 với sải cánh lên tới 50,29m, chiều dài 53,04m, cao 16,94m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 263 tấn.
Máy bayd dược trang bị 4 động cơ phản lực cho tốc độ bay hành trình 468km/h, tầm bay hơn 8.000km, tải trọng tối đa 16-18 container (mỗi container nặng 4.800kg). Máy bay này được lắp đặt hệ thống điện tử hiện đại điều khiển bay; máy tính điện tử với 4 màu thể hiện radar quan sát khí tượng Bendix AN/APS-133 và các hệ thống báo động sớm.
"Bóng ma" F-4E Phantom II
F-4E Phantom II là máy bay tiêm kích đa năng do hãng Mc.Donnell Douglas (Mỹ) sản xuất. Chúng được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ những năm 1960 và xuất khẩu sang Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Loại máy bay này được quân đội Mỹ sử dụng rất nhiều trong Chiến tranh Việt Nam.
Từ đầu những năm 1980, F-4 dần dần được thay thế bởi các thế hệ tiêm kích F-15 và F-16 hiện đại hơn. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ chủ yếu sử dụng 2 mẫu F-4G và RF-4C cho vai trò áp chế hệ thống phòng không đối phương và trinh sát.
|
F-4G mang 2 đạn chống radar AGM-88 và 2 đạn chống tăng AGM-65. |
Theo đó, để làm nhiệm vụ này, máy bay tấn công điện tử F-4G được trang bị hệ thống định vị Radar AN/APR-38 hoặc AN/APR-47, bộ rải nhiễu tiêu cực/pháo sáng ALE-40, máy bay thu cảnh giới Radar ALR-69, tên lửa chống Radar cao tốc AGM-88 (HARM).
Ngoài vũ khí đã có, chúng còn được trang bị thêm máy thu cảnh giới Radar ALR-69, bộ rải nhiễu tiêu cực/pháo sáng ALE-40, bộ gây nhiễu hồng ngoại AN/AAQ-4(V), bộ gây nhiễu Radar nhiều chế độ ALQ-119 (V), hệ định vị Radar AN/ALQ-125 TEREC.
Chiến đấu cơ tàng hình F-117A
Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A có tên gọi khác là “Chim ưng đêm”, "Hạt huyền", do hãng Lockheed sản xuất và được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ từ tháng 10/1983. Đây là chiếc máy bay sử dụng đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình.
Loại máy bay này có ưu điểm là không cần hộ tống (không cần máy bay tiêm kích bảo vệ, gây nhiễu, diệt radar, hiệu suất chiến đấu cao, có khả năng tấn công chính xác, bất ngờ) trong không kích. Có 6 chiếc F-117A được Không quân Mỹ sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Pa-na-ma.
|
Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A. |
Dù ra đời trong thời đại thế giới làm chủ tốc độ siêu âm, tuy nhiên do hạn chế về mặt thiết kế góc cạnh tàng hình đã khiến động cơ bị mất đáng kể lực đẩy. Điều này khiến cho F-117A chỉ đạt tốc độ cận âm 1.130km/h, bán kính tác chiến 830km.
Trong tác chiến, máy bay F-117A được trang bị 1 bom điều khiển bằng laser tầm thấp BLU-90 nặng 907kg, 2 tên lửa AGM-65 Meverick, tên lửa chống Radar cao tốc AGM-88 (HARM).
Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ huy động 44 chiếc F-117A tham gia (chiếm 3/4 số máy bay F-117A có trong biên chế) trong 24 giờ đầu tiên của chiến dịch Bão táp Sa mạc. Mặc dù số lượng máy bay F-117A chỉ chiếm 2,5% lực lượng máy bay của Liên quân, nhưng đã đảm nhiệm đánh bom tới 31% trong tổng số các mục tiêu.
Chính F-117A đã ném quả bom đầu tiên xuống Baghdad (đó là loại bom nhiên liệu không khí BLU-109 nặng 907kg), đánh phá 100% cơ sở năng lượng và 55% cơ sở truyền thông của Iraq, trong đó có một quả bom 907kg dẫn bằng laser đã đánh trúng hầm trú ẩn của dân thường.
F-117A đã tỏ ra vô hình trước radar của Iraq. Điều đáng chú ý là, trong chiến dịch này, những máy bay không “tàng hình” đã hoạt động tự do như F-117A trong điều kiện hệ thống phòng không của Iraq bị tiêu diệt hoặc bị chế áp ngay từ đầu. Thành công của việc sử dụng F-117A đã mở đường cho việc nhanh chóng đưa B-2 và các máy bay tàng hình khác vào trang bị.
Đại Dương