Đó là vụ cháy tàu không gian Apollo 1 xảy ra năm 1967 đã làm chết 3 phi hành gia của Mỹ là Gus Grissom, Ed White và Roger Chaffee. Vụ việc sẽ được trưng bày tại trung tâm không gian Kennedy nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện này.
|
Cửa bên ngoài tàu Apollo 1 để mở (Ảnh: Wikimedia Commons) |
Khi tai nạn xảy ra ngày 27/1/1967, phi hành đoàn đang tổng duyệt một thử nghiệm đếm ngược thời gian về quỹ đạo tàu vũ trụ. khoang tàu Apollo bùng cháy vì sốc điện (nguyên nhân có thể là do nối dây sai). 3 người đã qua đời bên trong khoang sau nhiều nỗ lực để mở cửa tàu nhưng bị khói và hơi khói che lấp.
|
(từ trái qua) Roger Chaffee, Ed White và Gus Grissom tập luyện cho thử nghiệm phóng tàu bên trong Apollo 1 (Ảnh: NASA) |
|
Bên trong Apollo 1 bị thiêu rụi sau vụ cháy tàu (Ảnh: Wikimedia Commons) |
Theo phó giám đốc trung tâm Kennedy, trung tâm đã quyết định làm điều đúng đắn để vinh danh sứ mệnh của 3 phi hành gia vì đây là chuyện đã qua của thế hệ trước và nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Vợ của Chaffy cho biết mình rất vui mừng khi cuối cùng công việc của chồng và 2 người còn lại cũng được đánh giá đúng mức. Cô cũng tin rằng NASA giữ bí mật vụ việc trong thời gian dài đơn giản là vì sốc, không phải vì hổ thẹn như ý kiến của người con trai lớn của Gus.
Dù thất bại nhưng Apollo 1 đã mở đường cho chương trình khám phá mặt trăng của NASA vì sau sự cố này, Apollo đã được kiểm tra kỹ thuật toàn diện và thiết kế lại một cách nhanh chóng để Apollo 11 có thể đưa 2 người đầu tiên lên mặt trăng thành công vào năm 1969; và 10 phi hành gia khác cũng lần lượt đặt chân lên mặt trăng từ 1971-1972 trên các Apollo kế tiếp.
3 gia đình đã được xem qua khoang tàu vào ngày 25/1 trong một chuyến tham quan riêng tư. Lễ tưởng niệm quan sát thường niên dành cho 3 người cũng được Astronauts Memorial Foundation tổ chức ngày hôm sau, và việc trưng bày chính thức đã bắt đầu ngày mùng một tết Đinh Dậu vừa qua, 27/1.
Trước đó, các dấu tích của các tàu con thoi 1986 Challenger và 2003 Columbia cũng đã được NASA trưng bày cách đây hơn một năm.
|
3 phi hành gia Mỹ trong đời thường (Ảnh: AP)
|
Đoàn Hiểu Linh (theo Astronomy)