Chiều 23/6, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị tiếp tục khởi tố thêm 3 đối tượng liên quan đến vụ án kê khống 353 mộ giả tại Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, phường Hương Sơ (TP Huế).
Ba đối tượng gồm Dương Nhật Phong (SN 1983, chuyên viên Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế); Nhiêu Khánh Phước Hưng (SN 1979) và Đoàn Văn Hoài (SN 1964) – đều là chuyên viên Trung tâm phát triển quỹ đất TP Huế).
|
Ba cán bộ bị khởi tố do đã lợi dụng nhiệm vụ được phân công để kiểm kê, xác nhận số lượng mồ mả di dời lên đến 353 mộ giả, không đúng thực tế. |
Cả 3 đối tượng trên đều bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ (phường Hương Sơ, TP Huế).
Khi tham gia công tác giải phóng mặt bằng tại dự án Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Bắc Hương Sơ, TP Huế, các đối tượng xác nhận số lượng mồ mã di dời không đúng thực tế, trong đó có 353 mộ giả, dẫn đến bồi thường không đúng đối tượng, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 703 triệu đồng.
Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng có liên quan gồm: Nguyễn Quyền (SN 1964), Nguyễn Văn Hiền (SN 1986), Nguyễn Quốc Hùng (SN 1997 đều là con trai Quyền) và Nguyễn Văn Quý (SN 1978) cùng trú tại TP. Huế.
Theo điều tra, năm 2019 và 2020, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế (Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, phường Hương Sơ, TP Huế).
Khu vực giải phóng mặt bằng có nhiều mồ mả của người dân thuộc diện phải di dời được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ. “Hợp đồng kinh tế” về giải phóng mặt bằng được chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế, Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế hợp đồng với doanh nghiệp Hiền Đức Ngọ (phường An Tây, TP. Huế) do Nguyễn Quyền làm chủ doanh nghiệp.
Nguyễn Quyền cấu kết với 3 đối tượng còn lại, thỏa thuận với người dân có mồ mả nằm trong dự án để làm hợp đồng cất bốc mồ mã; liên hệ với tổ công tác liên ngành xác nhận có mộ di dời, liên hệ với chính quyền địa phương xác nhận có mộ đưa đến chôn để người dân có thủ tục quyết toán, nhận tiền bồi thường.
Theo thỏa thuận, các đối tượng sẽ được người dân trả 800 đến 900 ngàn đồng/mộ. Ngoài ra, các đối tượng còn hưởng lợi từ việc bán hòm gỗ hoặc các om sành để đựng tro cốt. Thống kê cho thấy, các đối tượng đã thỏa thuận, kê khống 353 mộ giả, chiếm đoạt của Nhà nước số tiền hơn 703 triệu đồng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố, bắt giam hotgirl ‘hàng hiệu’ chuyên lừa đảo tiền đặt cọc:
Tâm Đức